Tin KHCN trong nước
Nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Australia nhận giải thưởng Quả cầu vàng (16/12/2021)
-   +   A-   A+   In  

Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp ngành Năng lượng điện Mặt Trời tại Đại học quốc gia Australia, vừa vinh dự được trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng 2021.

Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp ngành Năng lượng điện Mặt Trời tại Đại học quốc gia Australia, vừa vinh dự được trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2021 trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

 

Sự kiện này do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.  

 

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu, sinh năm 1988, bày tỏ rất hạnh phúc và tự hào khi được bình chọn là một trong 10 tài năng trẻ, xuất sắc nhất của Việt Nam được nhận giải thưởng trên.  

 

Tiến sỹ Hiếu cho biết anh cũng rất ấn tượng với thành tích cùng sự đóng góp cho khoa học công nghệ của tất cả các ứng cử viên, dù đạt hay không đạt được giải. 

 

Cựu sinh viên lớp Kỹ sư tài năng Điện-Điện tử của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hy vọng giải thưởng Quả Cầu vàng và những chương trình vinh danh tài năng trẻ tương tự có thể truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên, các kỹ sư, các nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước, để họ tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, đóng góp cho nền khoa học công nghệ của nước nhà và trên thế giới. 

 

Giải thích về lĩnh vực nghiên cứu vật liệu bán dẫn cho pin Mặt Trời, Tiến sỹ Hiếu cho biết biến đổi khí hậu đang buộc con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, rẻ và đáng tin cậy.

 

Khoảng 10 năm trước, nghiên cứu pin Mặt Trời đã là một lĩnh vực rất được quan tâm vì đây là một trong những giải pháp hiệu quả cho nguồn năng lượng tái tạo, xanh, sạch. Thành phần chính của pin Mặt Trời chính là vật liệu bán dẫn. 

 

Tiến sỹ Hiếu tiết lộ nhóm nghiên cứu của anh đang tập trung phát triển và cải tiến các phương pháp đo đạc mới cho pin Mặt Trời, giúp tìm ra những nhược điểm trong pin ngay từ những khâu sản xuất đầu tiên.

Nhóm đang đạt kết quả bước đầu rất khả quan về một phương pháp mới có thể đo đạc được nhiều tính chất quang học của vật liệu cùng một lúc. 

 

Hiện các phương pháp đo đạc của nhóm được nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới sử dụng như Đại học New South Wales, Đại học Sydney của Australia, Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ và một số viện nghiên cứu ở châu Âu.

 

Trong tương lai, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu cùng với nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến các phương pháp đo đạc pin Mặt Trời và lý thuyết liên quan, đồng thời theo đuổi việc khám phá các công nghệ mới. 

 

Đầu năm 2021, nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu đã được Cơ quan Năng lượng Tái tạo Australia cấp khoản tài trợ lên tới 1 triệu AUD (hơn 17 tỷ đồng) cho dự án phát triển pin Mặt Trời thế hệ mới.

 

Trong hơn 5 năm qua, tính từ năm 2016, anh đã nhận được số tiền tài trợ nghiên cứu khoảng 6,8 triệu AUD (khoảng 115 tỷ đồng) trong vai trò trưởng hoặc đồng trưởng dự án.

 

Tính từ năm 2014 đến nay, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu đã có 72 công bố trên tập san quốc tế. Anh sáng lập và quản lý 2 phòng thí nghiệm quang học tại Đại học Quốc gia Australia./.

Nguồn: TTXVN/Vietnam+

Số lượt đọc: 3506

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)
  • Vệ tinh ‘made in Việt Nam’ chuẩn bị được phóng lên vũ trụ (16/08/2021)