Tin KHCN trong nước
Thiết bị giám sát tối ưu chế độ sấy lúa (02/12/2021)
-   +   A-   A+   In  
Nhóm tác giả ở Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm đã nghiên cứu, chế tạo thành công thiết bị điều khiển máy sấy tháp, giúp tối ưu điện năng tiêu thụ và thời gian sấy.

Hiện nay, thất thoát trong khâu làm sạch và phơi sấy lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 4,2%. Một số cơ sở tại ĐBSCL đã đầu tư máy sấy lúa, tuy nhiên, vẫn còn tiêu tốn năng lượng và thời gian sấy.
 
Trước thực tế đó, Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị giám sát để điều khiển chế độ sấy lúa tối ưu cho máy sấy tháp".
 
Thiết bị giám sát (được tích hợp vào máy sấy tháp) gồm các thành phần: tủ điều khiển có giao diện màn hình cảm ứng; thiết bị đo độ ẩm trực tuyến (phương pháp đo điện trở); chương trình giám sát cho phép sao chép dữ liệu quá trình sấy.
 
T
Tủ điều khiển và màn hình hiển thị Ảnh: NNC
Trên màn hình điều khiển của hệ thống, từ máy tính cá nhân hay thiết bị di động, người vận hành sấy có thể giám sát tức thời các thông số liên quan của toàn tháp sấy. Đồng thời, có thể điều chỉnh các thông số liên quan, cũng như thiết lập riêng chế độ sấy tối ưu theo kinh nghiệm.
 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện ứng dụng phần mềm, giúp người vận hành điều chỉnh các chế độ sấy cho từng loại lúa khác nhau, thông qua việc điều chỉnh trên màn hình cảm ứng. Phần mềm này có thể điều khiển từ máy tính cá nhân hay qua App trên thiết bị di động thông minh.
 
p
Phần mềm cho phép điều khiển tháp sấy từ xa. Ảnh: NNC
 
Triển khai thử nghiệm thiết bị thực tế tại Hợp tác xã sản xuất thương mại dịch vụ Green Vina TG (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho thấy, ngoài những ưu điểm giúp tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng, nâng cao chất lượng gạo, thiết bị còn giúp tiết giảm nhân sự. Thay vì phải cần 2 nhân công để vận hành 1 mẻ sấy như trước, thì nay chỉ cần 1 nhân công. Do thời gian sấy rút ngắn, nên giảm thêm khoảng 26% lượng trấu tiêu thụ cho 1 mẻ sấy. Ngoài ra, lượng điện năng tiêu thụ cho 1 mẻ sấy lúa giảm từ 252,8kWh xuống 226,2kWh. Tổng thời gian cho 1 mẻ sấy giảm từ 12,25 giờ xuống còn 11,08 giờ.
 
Đề tài vừa được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm nay.

Nguồn: khoahocphattrien

Số lượt đọc: 1719

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)
  • Vệ tinh ‘made in Việt Nam’ chuẩn bị được phóng lên vũ trụ (16/08/2021)