Tin KHCN trong nước
Công bố thêm một loài nhện mới (26/02/2015)
-   +   A-   A+   In  
Loài nhện mới có tên khoa học là Belisana denticulata Phạm, 2015; được phát hiện bởi TS. Phạm Đình Sắc thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mô tả của loài nhện này được công bố trên Tạp chí Quốc tế chuyên ngành Zookeys

Loài nhện mới có tên khoa học là Belisana denticulata Phạm, 2015; được phát hiện bởi TS. Phạm Đình Sắc thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mô tả của loài nhện này được công bố trên Tạp chí Quốc tế chuyên ngành Zookeys, 480: 41-47 (ngày 2 tháng 2 năm 2015).

 

Mô tả:

Kích thước cơ thể nhện đực (mm): chiều dài 1,97; giáp đầu ngực (dài 0,74 - rộng 0,80), bụng (dài 1,23 - rộng 0,84). Chân I: – (3,72 + 0,36 + – + – + –), chân II: 10,78 (2,95 + 0.34 + 2,62 + 3,89 + 0,98), chân III: 6,96 (1,87 + 0,30 + 1,72 + 2,41 + 0,66), chân IV: 9,22 (2,60 + 0,31 + 2,34 + 3,25 + 0,72). Giáp đầu ngực màu vàng nhạt, xung quanh mép màu nâu. Bụng và các chân màu vàng nhạt. Khoảng cách mắt PME-PME 0,21; PME 0,09; PME-ALE 0,02; không có AME. Trên chân kìm có một đôi mấu bên dài hình ngón tay, và một đôi mấu ngoại biên dài và cong. Mấu xúc biện đơn giản, nhưng phần ngoài thì phức tạp, với một răng nhỏ, một gai cong và một khối màng bao phủ. Các chân có nhiều lông trên cứng trên đốt trước bàn.

A. Hành trên xúc biện; B. Chân kìm; C.–Mặt lưng; D. Mặt bụng; E. Mặt bên.( b = Hành, ba = Mấu trên hành, da = Mấu ngoại biên, e = Mấu sinh dục, pa = Mấu bên. (Ảnh Phạm Đình Sắc)

Loài Belisana denticulata Phạm, 2015 tương tự với loài Belisanna scharffi Huber, 2005, nhưng khác ở đặc điểm là khoảng cách giữa mấu ngoại biên và mấu bên trên chân kìm cách xa nhau, sự có mặt của mảnh xương cứng hình yên ngựa trên mấu xúc biện, và sự xuất hiện của một khối màng bao phủ trên mấu xúc biện.

Loài nhện mới này thuộc họ Pholcidae được mô tả dựa trên các mẫu vật thu thập được ở Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguồn: vast.ac.vn

Số lượt đọc: 8404

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)