Tin KHCN nước ngoài
Màng siêu nhạy tách lithium từ nước thải (13/09/2021)
-   +   A-   A+   In  

Ngoài phương pháp chiết xuất từ nước muối, nhóm nghiên cứu Mỹ phát triển màng polymer để có thể tách chính xác ion lithium từ nước thải.

Sản phẩm được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas và Đại học California (Mỹ). Cốt lõi của phương pháp này là màng polyme được tạo ra nhờ sử dụng chất ether, có chức năng liên kết các ion khác trong pin. Đặc biệt, loại chất này có thể nhắm trúng mục tiêu phân tử cụ thể trong nước để liên kết và chiết xuất ion lithium.

 

Trong màng này, lithium di chuyển nhanh hơn natri, chất ô nhiễm phổ biến trong nước muối. Các nhà nghiên cứu cho rằng, do ion natri dễ dàng liên kết với ether nên bị giữ lại, trong khi các ion lithium vẫn chưa liên kết, cho phép chúng lọc qua polyme nhanh hơn. Áp dụng phương pháp này, lithium có thể được tách chiết từ nước thải gây ô nhiễm, chứa các kim loại nặng dễ dàng tạo liên kết với ether vì nước thải trong quá trình sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên cũng chứa lithium, nhưng chưa được khai thác.

 

Nhóm nghiên cứu lấy dẫn chứng về việc nước thải của tập đoàn dầu Eagle Ford ở Texas có thể sản xuất đủ lượng lithium cho 300 pin ô tô điện hoặc 1,7 triệu điện thoại thông minh. Điều này cho thấy cơ hội ứng dụng thực tế của phương pháp mới này trong việc tăng nguồn cung cấp lithium.

 

Lithium là nguyên liệu quan trọng trong pin điện thoại, xe máy và ô tô điện. Mặc dù nguồn cung cấp lithium đa dạng, việc thu nhận và chiết xuất ion này nhờ bay hơi bằng năng lượng mặt trời vẫn là phương pháp chưa năng suất vì một số lượng nhỏ lithium bị hao phí.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 4311

Về trang trước Về đầu trang