Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động năng xuất 3-4 m3/h gỗ thành phẩm (26/07/2021)
-   +   A-   A+   In  
Ở Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2018 đạt 9,38 tỷ USD, chiến trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt 7 tỷ USD. Chiến biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản là ngành hàng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, đóng góp vào sự tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 2,25 triệu m3 gỗ tròn để phục vụ cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu, sản lượng gỗ khai thác trong nước 28,45 triệu m3, trong đó gỗ tròn để phục vụ cho sản xuất đồ mộc xuất khẩu khoảng 8 triệu m3 gỗ các loại.

Theo thông kê, các thiết bị xẻ gỗ trồng ra ván của các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay chủ yếu là cưa vòng nằm và cưa vòng đứng đẩy gỗ thủ công, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, tỷ lệ lợi dụng gỗ thấp, độ dư gia công lớn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong khi đó, các thiết bị xẻ gỗ tròn được phát triển từ thế kỷ thứ 19 ở Châu Âu, ngày nay các nước trong liên Châu Âu có nền công nghiệp chế biến rất phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Cộng hòa Pháp, đối với các nước này công nghiệp xẻ gỗ đã chuyển từ cơ giới hóa sang tự động hóa. Như vậy cần nhanh chóng áp dụng công nghệ, thiết bị xẻ gỗ tiên tiến thế giới vào Việt Nam nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và tỷ lệ thành khí, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kính tế và sức cạnh tranh sản phẩm sản xuất từ Việt Nam khi Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Định hướng phát triển đối với nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn đến năm 2025 là ưu tiên chế tạo các thiết bị để nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực và chế biến gỗ phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp do vậy, nhóm đề tài Trường Đại học Lâm nghiệp do PGS. TS. Dương Văn Tài làm chủ nhiệm đã được thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động năng suất 3-4m3 /h gỗ thành phẩm”. Kết quả của đề tài đã thiết kế chế tạo, khảo nghiệm và đưa vào sử dụng dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất đồ mộc xuất khẩu.

Căn cứ vào kết quả thu được sau một thời gian thực hiện, đề tài có rút ra một số kết luận sau:

1. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động, đã có nhiều dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động được áp dụng trên thế giới và đã nang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động còn hạn chế, việc áp dụng dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động vào trong sản xuất chế biến gỗ còn rất hạn chế

2. Đề tài đã làm chủ được công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động, làm chủ được xây dựng chương trình điều khiển toàn bộ hoạt động của dây chuyền, đề tài đã tích hợp công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong cơ khí, điện và tự động hóa để thiết kế, chế tạo dây chuyền xẻ gỗ tự động có tỷ lệ nội địa hóa 80-90%.

3.Đề tài đã thiết kế chế tạo hệ thống tự động xác định hình dạng, kích thước khúc gỗ tròn trước khi xẻ bằng quét tia laser, số liệu sau khi đo đếm được sử dụng để lập ra các bản đồ xẻ tối ưu, với công nghệ và hệ thống này cho phép nâng cao tỷ lệ thành phẩm ván xẻ.

4. Đề tài đã thiết kế, chế tạo, lắp ráp và hoàn thiện một dây chuyền thiết bị xẻ £sau: hệ thống tự động xác định hình dạng kích thước khúc gỗ tích hợp để lập bản đồ xẻ tối ưu, hệ thống cấp liệu tự động, hệ thống xoay lật, vam kẹp gỗ, hệ thống cưa vòng đứng, hệ thống rọc rìa tự động, hệ thống bốc xếp gỗ tự động và hệ thống hút bụi và thu gom phế liệu, các hệ thống được thiết kế chế tạo đạt và vượt thông số kỹ thuật so với mục tiêu đặt ra.

5. Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động do đề tài thiết kế chế tạo, kết quả khảo nghiệm đã xác định được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dây chuyền, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của dây chuyền đều đạt yêu cầu so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, kết quả khảo nghiệm đã xác định được năng suất trung bình của dây chuyền là 3,6m3 /h gỗ thành phẩm, độ nấp mô bề mặt ván xẻ£0,5mm, độ chính xác kích thước chiều dầy mạch xẻ trên chiều dài 4m£1mm, tỷ lệ số thành phẩm đạt từ 60-65%, tỷ lệ khối lượng công việc được thực hiện bằng tự động hóa 326 đạt 95%. Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động do đề tài thiết kế chế tạo hoàn toàn có thể đưa vào sản xuất được.

6. Đề tài đã xây dựng được mô hình dây chuyền xẻ gỗ tự động, đã biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng các hệ thống trong dây chuyền, đã đào tạo và chuyển giao công nghệ sử dụng dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động cho cơ sở sản xuất. Kết quả tính toán hiệu quả kỹ thuật của mô hình dây chuyền xẻ gỗ tự động cho thấy dây chuyền xẻ gỗ tự động cho năng suất cao hơn 8-10 lần các thiết bị xẻ gỗ hiện tại, hiệu quả kinh tế cao hơn 3-6 lần, chất lượng bề mặt ván xẻ cao hơn, giảm số công nhân lao động xuống 50-60%, môi trường làm việc của công nhân tốt hơn, an toàn hơn, tự kết quả thực tế cho thấy dây chuyền thiết kế của đề tài thiết kế chế tạo có nhiều ưu việt hơn so với các thiết bị xẻ gỗ hiện tại ở Việt Nam.

7. Đề tài đã chuyển giao dây chuyền thiết bị xẻ gỗ tự động cho Công ty cổ phần thiết bị chuyên dùng Việt Nam để công ty đưa vào sử dụng trong sản xuất, kết quả sử dụng dây chuyền này vào sản xuất của công ty cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao, dây chuyền hoạt động ổn định.

Do thời gian nghiên cứu và kinh phí có hạn, dây chuyền xẻ gỗ tự động do đề tài thiết kế chế tạo chưa có hệ thống phân loại gỗ tròn đầu vào, chưa có hệ thống đưa gỗ vào hệ thống cấp liệu, từ đó dây chuyền chưa đồng bộ; dây chuyền chỉ có hệ thống bốc xếp ván xẻ tự động chưa có hệ thống phân loại sản phẩm ván xẻ, theo kích thước ván, theo chiều dầy ván, theo chất lượng ván xẻ; một số, cơ cấu, bộ phận của các hệ thống trong dây chuyền chưa được tính toán tối ưu, nên kích thước, kết cấu của dây chuyền chưa được tối ưu hóa. Do đó, nhóm đề tài mong muốn được hỗ trợ thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm để tiếp tục hoàn thiện dây chuyền xẻ gỗ tự động, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày càng tăng

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16363/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 3032

Về trang trước Về đầu trang