Tin KHCN trong nước
Giải pháp chuyển đổi số quản lý trang trại nông nghiệp bằng hệ sinh thái phần mềm FMAN (23/07/2021)
-   +   A-   A+   In  
Sáng ngày 22/7/2021, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên FMAN tổ chức hội thảo giới thiệu: “Giải pháp chuyển đổi số quản lý trang trại nông nghiệp bằng hệ sinh thái phần mềm FMAN”. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức livestream trực tuyến nhằm giới thiệu giải pháp công nghệ thông tin giúp nâng cao hiệu quả kết hợp chuyển đổi số trong nông nghiệp

 

(Giải pháp FMAN)

 

Theo đại diện của công ty TNHH Một thành viên FMAN, nền tảng FMAN ứng dụng sản phẩm mới của công nghệ thông tin như DATALAKE để giải quyết các vấn đề quản lý trang trại, chất lượng thực phẩm và bán hàng thông minh. FMAN là hệ thống liên kết bao gồm: Phần mềm Quản lý trang trại, Phần mềm Truy xuất nguồn gốc, Phần mềm bán hàng và tìm nguyên vật liệu. Tất cả các phần mềm đều hoạt động thông qua mô hình SaaS (viết tắt của Software-as-a-Service - mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm) cung cấp mã truy xuất, mã hóa dữ liệu, lưu trữ dữ liệu. Nền tảng FMAN có thể tùy biến để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân... áp dụng và phù hợp với tất cả cây trồng, vật nuôi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Định hướng của FMAN là xây dựng dữ liệu vĩ mô theo 2 hướng kinh doanh: sản phẩm nông nghiệp sản phục vụ nội địa và sản phẩm dùng trong xuất khẩu.

 

Sau phần trình bày của báo cáo viên, phần trao đổi và thảo luận diễn ra với nhiều câu hỏi của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ các tỉnh thành phía nam liên quan như: công ty FMAN sẽ hỗ trợ số hóa nông nghiệp của các tỉnh thành nào, mức phí để sử dụng, phần mềm có lưu trữ hình ảnh quá trình sản xuất không, đơn vị nào được quyền chỉnh sửa dữ liệu, …

Nguồn: bavutex

Số lượt đọc: 2614

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)