Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu tích hợp công nghệ GNSS, thủy âm và giải pháp nâng cao độ chính xác phục vụ điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển (06/07/2021)
-   +   A-   A+   In  
ThS. Nguyễn Văn Cương cùng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Trắc địa và Bản đồ Biển đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tích hợp công nghệ GNSS, thủy âm và giải pháp nâng cao độ chính xác phục vụ điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển”. Đề tài được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018.

Mục tiêu của đề tài nhằm: đề xuẩt giải pháp tích hợp công nghệ GNSS (hệ thống định vị và dẫn đường toàn cầu) và thủy âm phục vụ công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển ở Việt Nam; đề xuất giải pháp và chương trình xử lý số liệu GNSS trong định vi trên biển khi mất tín hiệu DGPS (Hệ thống cải chính vi phân dẫn đường toàn cầu).

Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành tất cả các nội dung đăng ký trong đề tài bao gồm: Đánh giá tổng quan, vai trò của công tác trắc địa bản đồ trong công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển ở thế giới và ở Việt Nam; nghiên cứu các quy định về độ chính xác định vị trên biển hiện nay (nội dung kế thừa); nghiên cứu về trị đo GNSS, ảnh hưởng của các nguồn sai số đối với trị đo GNSS và biện pháp khắc phục (nội dung kế thừa); nghiên cứu tích hợp công nghệ GNSS với công nghệ thủy âm cũng như các công nghệ khác trong định vị trên biển. Đánh giá các tính năng kỹ thuật, ưu nhược điểm của các thiết bị định vị sử dụng trong đo đạc biển hiện nay; nghiên cứu sử dụng tham số vận tốc âm để nâng cao độ chính xác đo đạc sử dụng các thiết bị thủy âm; nghiên cứu phương pháp và Xây dựng module xử lý số liệu GNSS nâng cao độ chính xác định vị trên biển trong trường hợp không có tín hiệu cải chính DGPS; đo đạc và tính toán thực nghiệm khả năng nâng cao độ chính xác định vị trong trường hợp không có tín hiệu DGPS.

Một số nội dung nổi bật của đề tài:

- Đề xuất phương pháp sử dụng hợp lý các trạm DGPS nhằm nâng cao độ chính xác định vị trên biển.

- Đề xuất phương án sử dụng định vị thủy âm trong một số lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và phân tích một vài tham số làm nâng cao độ chính xác của công tác định vị thủy âm.

- Quy trình giải một số bài toán xử lý số liệu định vị vệ tinh trong trường hợp không có tín hiệu DGPS

- Bộ chương trình xử lý số liệu định vị vệ tinh (xử lý sau) trong trường hợp không có tín hiệu DGPS

Các tác giả đã đề xuất: phương pháp sử dụng hợp lý các trạm DGPS nhằm nâng cao độ chính xác định vị trên biển; phương án sử dụng định vị thủy âm trong một số lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và phân tích một vài tham số làm nâng cao độ chính xác của công tác định vị thủy âm; quy trình giải một số bài toán xử lý số liệu định vị vệ tinh trong trường hợp không có tín hiệu DGPS; bộ chương trình xử lý số liệu định vị vệ tinh (xử lý sau) trong trường hợp không có tín hiệu DGPS.

Bộ phần mềm sẽ được đưa ra thị trường với chi phí hợp lý, chuyển giao công nghệ dễ tiếp thu. Địa chỉ ứng dụng nhiều do Việt Nam là nước có đường bờ biển dài, sẽ góp phần phát triển kinh tế biển và ven biển. Đối với xã hội và môi trường, phần mềm sẽ dần tích hợp với các công nghệ khác trong điều tra khảo sát tài nguyên môi trường biển, giúp nâng cao khả năng quản lý tài nguyên biển và đưa ra được quy hoạch hợp lý. Tạo điều kiện khai thác tối đa và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16255/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4092

Về trang trước Về đầu trang