Tin KHCN nước ngoài
Công nghệ mới lọc nước bằng ánh nắng mặt trời và chất xúc tác quang (20/01/2015)
-   +   A-   A+   In  

Nhiều người trên thế giới không được sử dụng nước uống sạch, vì họ phụ thuộc vào các nguồn nước ô nhiễm và thường không được tiếp cận với các hệ thống lọc nước. Mới đây, hãng Panasonic đã giới thiệu hệ thống sử dụng ánh nắng mặt trời và chất xúc tác quang để lọc nước ô nhiễm với tốc độ phản ứng cao.

Đột phá của hệ thống là khả năng kết tủa titanium dioxide (TiO2), chất xúc tác quang phản ứng trong điều kiện ánh sáng cực tím. Một trong những hạn chế với TiO2 là khó thu gom chất xúc tác này khi nó đã phân tán trong nước, vì TiO2 ở dạng hạt siêu mịn. Trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp liên kết TiO2 với chất có kích thước lớn hơn, nhưng chúng lại bị mất diện tích bề mặt tại vị trí hoạt tính. Để khắc phục hạn chế đó, hãng Panasonic đã tìm cách liên kết TiO2 với hạt zeolit bằng cách cho phép các chất xúc tác quang duy trì vị trí hoạt tính. Phương pháp này không cần đến hóa chất liên kết vì 2 hạt liên kết với nhau bằng lực tĩnh điện.

 

Khi khuấy các hạt xúc tác quang mới, TiO2 được giải phóng từ zeolit và phân tán trong nước. Kết quả là phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các phương pháp khác cố định TiO2 trên bề mặt của chất nền và khối lượng lớn nước có thể được xử lý trong khoảng thời gian ngắn. Nếu nước vẫn còn, TiO2 sẽ lại liên kết với zeolit nên dễ dàng tách và thu hồi chất xúc tác quang khỏi nước để tái sử dụng.

 

Mới đây, công nghệ này đã được trưng bày tại Hội chợ sản phẩm sinh thái Tokyo. Hãng Panasonic đang phối hợp với một số viện nghiên cứu ở Ấn Độ để thử nghiệm sản phẩm. Khoảng  70% dân số Ấn Độ phụ thuộc vào nguồn nước ngầm ô nhiễm dư lượng hóa chất nông nghiệp cho đến kim loại thải từ các xưởng thuộc da.

 

Hãng Panasonic tiết lộ sẽ chế tạo mẫu hệ thống lọc nước quy mô nhỏ.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 7287

Về trang trước Về đầu trang