Tin KHCN nước ngoài
Chế tạo thành công tàu ngầm tự hành giúp phát hiện sớm sóng thần (03/06/2021)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà khoa học tại Đại học Athens đang phát triển một drone lặn dưới nước có khả năng phát hiện các rung chấn sớm nhất dưới đáy biển để cảnh báo sớm một trận sóng thần có thể xảy ra và giúp hạn chế thương vong về người tối đa.

Những sự nứt vỡ của các miệng núi lửa cũ trong lòng đại dương là nguyên nhân dẫn tới những trận sóng thần nguy hiểm có khả năng quét sạch cả một vùng dân cư rộng lớn, tuy nhiên, những hiện tượng báo hiệu cho loại thiên tai này lại vô cùng khó nhận biết. Đây là lý do chính khiến chúng đem tới tỷ lệ tử vong cao.

Để khắc phục điều đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Athens đang phát triển một drone lặn dưới nước có khả năng phát hiện bức xạ - khả năng được nhóm nghiên cứu cho là sẽ phát hiện được sớm sóng thần gây nên bởi động đất dưới lòng biển.

10VW4pL6ZK-660x330

Thiết bị này sẽ là nhân tố chính giúp nhóm nghiên cứu thực hiện dự án thăm dò động đất đại dương có tên RAMONES, viết tắt cho RadioActivity Monitoring in Ocean EcoSystems - Kiểm soát Hoạt động Bức xạ Trong Hệ sinh thái Biển. Nhóm nghiên cứu không muốn drone có thể được điều khiển từ xa, mà sẽ cố gắng cho nó tự hành toàn phần. Điều này sẽ tăng tốc nghiên cứu lên vài lần đồng thời đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu.

Hiện ta còn chưa có xe tự hành trên cạn, nên dự án tàu ngầm tự hành sẽ còn khó thực hiện hơn nhiều. Môi trường biển phức tạp, nguồn năng lượng vận hành trí tuệ nhân tạo hạn chế, vậy nên nhóm nghiên cứu muốn tạo ra một AI có thể làm việc với lượng năng lượng thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, cảm biến sẽ còn phải tương thích được với cuộc sống khắc nghiệt nơi biển sâu.

Chưa hết, các nhà nghiên cứu không chỉ hoạt động địa chấn, mà còn muốn biết tác động của con người ảnh hưởng ra sao tới hoạt động bức xạ của biển sâu. Trong những thập niên 50 và 60, những buổi thử nghiệm bom hạt nhân đã tạo ra phụ phẩm là một lớp đồng vị cesium-137, rồi cả hoạt động khoan dầu của con người cũng tạo ra khí radon nữa. Bên cạnh đó là việc thải chất thải phóng xạ ra biển suốt từ năm 1946 cho tới năm 1993, khi các nước chung tay ký vào bản thỏa thuận dừng hoạt động độc hại.

Suốt 4 thập kỷ đổ chất thải phóng xạ ra biển mà ta vẫn chưa rõ hậu quả của nó là gì. Đây cũng sẽ là một câu hỏi mà đội ngũ RAMONES tìm cách trả lời.

Nếu dự án RAMONES thành công, ta sẽ có thể cùng lúc trả lời được nhiều câu hỏi khó, đồng thời có cho mình một hệ thống phát hiện động đất/sóng thần từ sớm, để tránh thảm cảnh tiếp tục diễn ra.

 

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 4573

Về trang trước Về đầu trang