Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho các tỉnh phía Nam (25/05/2021)
-   +   A-   A+   In  
Tại Việt Nam, cà chua được trồng và tiêu thụ phổ biến, diện tích cà chua trong những năm gần đây dao động trong khoảng 23 - 25 ngàn ha, ước chừng 40% ở phía Nam với diện tích khoảng 9.000ha, trong đó Lâm Đồng có diện tích lớn nhất khoảng 7000ha/năm. 

Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam 100% giống cà chua đang được sử dụng là giống cà F1 nhập nội, các giống phổ biến trong sản xuất những năm gần đây là 386, Kim cương đỏ, Anna, Savio, Lahay, trong đó giống Lahay được dùng cho sản xuất trong nhà màng tại Lâm Đồng. Giá giống cà chua đều do các công ty phân phối quyết định và rất cao, trung bình từ 25-40 triệu đồng/kg, tại Lâm Đồng giá giống có lúc lên đến 43 triệu đồng/kg đối với giống cà chua sản xuất ngoài trời, hạt giống cà chua sản xuất trong nhà như Lahay, trung bình từ 1.500 đồng - 4000 đồng/hạt, bên cạnh đó ngƣời sản xuất rất bị động trong việc có nguồn giống để tổ chức sản xuất. Để góp phần bổ sung nguồn giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt, chủ động được nguồn giống lai tạo do trong nước, giảm giá thành hạt giống, đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho các tỉnh phía Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện từ năm 2012 đến năm 2016. Chủ nhiệm đề tài là ThS. Nguyễn Thế Nhuận.

Đề tài nhằm mục tiêu chọn tạo được giống cà chua lai F1 trồng ngoài đồng và trong nhà màng có năng suất, chất lượngvà tính chống chịu sâu bệnh tƣơng đƣơng giống nhập nội đang trồng phổ biến và thích hợp cho các vùng trồng cà chua chính ở các tỉnh phía Nam.

Đề tài đã hoàn thành đầy đủ và vượt mức về khối lượng, số lượng và chất lượng các sản phẩm khoa học công nghệ chính so với thuyết minh và hợp đồng trách nhiệm được ký kết giữa cơ quan quản lý và cơ quan chủ trì thực hiện đề tài.

- Sản phẩm dạng I:

+ Đề tài đã báo cáo trước Hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận sản xuất thử giống cà chua NT2. Giống cà chua lai NT2 có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, thời gian sinh trưởng trung bình từ 120-130ngày, độ cứng quả khá, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Lâm Đồng, NT2 đạt năng suất trung bình từ 80,43 - 85,05tấn/ha, tại Quảng Ngãi đạt từ 49,53 - 51,42tấn/ha và tại TP. Hồ Chí Minh đạt từ 49,79 - 50,12tấn/ha. NT2 có hàm lượng đường tổng số đạt 2,84-3,23% chất tươi, hàm lượng axit tổng số đạt 0,36- 0,48% chất tươi, hàm lượng vitamin C đạt 14,93-16,5mg/100gam chất tươi, hàm lượng chất khô đạt 5,54 - 6,87% và độ brix đạt trung bình từ 5,0-5,6%.

+ Đề tài cũng đã khảo nghiệm cơ bản và xác định được các giống cà chua NT1 và NT3 là các giống có triển vọng về tiềm năng năng suất, giống NT1 trùng bình đạt từ 80-90tấn/ha, giống NT3 đạt trung bình trên 100tấn/ha, nhất là sản xuất trong điều kiện nhà màng tại Lâm Đồng.

- Sản phẩm dạng II:

+ Đề tài đã nghiên cứu hoàn thiện và được Hội đồng khoa học cấp cơ sở công nhận: 1) Quy trình sản xuất hạt lai cà chua F1 với năng suất hạt lai thu được 80-110 kg/ha, độ nảy mầm > 80% (chỉ tiêu đăng ký là 30-35kg/ha); 2) Quy trình sản xuất thâm canh cho giống cà chua F1 mới với năng suất trồng ngoài đồng tại Lâm Đồng đạt từ 73-75tấn/ha, tại các tỉnh khác đạt từ 50-54 tấn/ha (chỉ tiêu đăng ký tại Lâm Đồng đạt từ 50-70 tấn/ha, tại các tỉnh khác đạt từ 30-40 tấn/ha).

- Sản phẩm dạng III:

+ Đề tài đã công bố được 4 bài báo trên tạp chí khoa học có uy tín trong nước

Đề tài đã lai tạo được giống cà chua có năng suất cao, trung bình lợi nhuận các mô hình giống cà chua NT2 tại Lâm Đồng đạt 166.435.000 đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình khoảng 11%, lợi nhuận mang lại từ mô hình tại Quảng Ngãi đạt 129.738.000 đồng/ha, tại TP. Hồ Chí Minh đạt 127.738.000 đồng/ha.

Đề tài đã làm chủ được công nghệ sản xuất hạt giống lai cà chua với giá thành khoảng 20 triệu đồng/kg hạt giống, giảm trung bình 50% so với hạt giống cà chua nhập nội đang được bán trên thị trường.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15140) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 6339

Về trang trước Về đầu trang