Tin KHCN trong nước
Sinh viên Đại học Thủy Lợi sáng tạo làm khẩu trang từ rơm rạ (15/04/2021)
-   +   A-   A+   In  

Nhóm sinh viên nữ Đại học Thủy Lợi đã giúp giải quyết mối lo ngại về sức khỏe do ô nhiễm không khí với đề tài "Chế tạo tấm màng Nano sinh học từ rơm rạ, ứng dụng vào sản xuất khẩu trang B-Mask".

Là nhóm nữ duy nhất tham gia cuộc thi "Sáng tạo trẻ Bách khoa 2020", nhóm 3 bạn nữ sinh Hoàng Bảo Linh, Phạm Tùng Dương và Hoàng Thị Anh Thư - thuộc Khoa Hóa và Môi trường, Đại học Thủy Lợi đã đưa ra sáng kiến khẩu trang thông minh B-Mask-B-Plastic. Nhóm sinh viên này dùng công nghệ để tách chiết, chế tạo thành công tấm màng nano sinh học từ rơm rạ, có thể ứng dụng vào sản xuất khẩu trang, vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa thân thiện với môi trường.

Đều sinh ra trong gia đình nhà nông, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng sau mỗi mùa vụ, rơm rạ tại các vùng quê được thải ra rất nhiều. Tuy nhiên, cách xử lý hiện nay còn thô sơ, chủ yếu là đốt rơm ủ phân, trồng nấm... Các biện pháp này đều gây ra ô nhiễm thứ cấp hoặc hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì thế, nhóm đã lên ý tưởng biến những phụ phẩm nông nghiệp thành màng lọc, ứng dụng vào sản xuất khẩu trang.

sinh vien 1

 Sinh viên Đại học Thủy Lợi sáng tạo làm khẩu trang từ rơm rạ

Theo Trưởng nhóm nghiên cứu - Hoàng Bảo Linh, khẩu trang B-Mask là khẩu trang vải có một lớp màng có thể thay thế, lớp vải bên ngoài sau khi giặt có thể tái sử dụng. Ngoài ra, B-Mask còn có loại đặc biệt dành cho người khiếm thính làm bằng nhựa sinh học. Màng lọc khẩu trang được làm từ vật liệu tự nhiên, không gây độc hại cho người sử dụng. Các tính chất của khẩu trang như hiệu suất lọc bụi, hàm lượng kim loại nặng, vi sinh đã được kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn cho phép.

Bên cạnh đó, dự án còn giúp giảm rác thải y tế. Mỗi phút trong ngày thế giới vứt bỏ khoảng 3 triệu chiếc khẩu trang. Rác khẩu trang gây ra các chất độc hại cho môi trường. Trong khi đó, khẩu trang từ rơm rạ không gây hại môi trường bởi chỉ cần thay màng lọc là có thể tái sử dụng.

Đề tài "Chế tạo tấm màng Nano sinh học từ rơm rạ ứng dụng vào sản xuất khẩu trang B-Mask" là 1 trong 6 đề tài lọt vào vòng chung kết và đạt giải Khuyến khích của cuộc thi "Sáng tạo trẻ Bách khoa 2020". Tại cuộc thi, đề tài của nhóm sáng tạo Hoàng Bảo Linh, Phạm Tùng Dương và Hoàng Thị Anh Thư được Ban Giám khảo đánh giá là có ý tưởng tốt, thức thời.

Quyết tâm cống hiến cho khoa học, nhóm nữ sinh này còn ấp ủ nhiều dự án trong tương lai. Nhóm sáng tạo trẻ cũng cho biết, do còn thiếu kinh phí nên các sản phẩm vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sắp tới, nhóm sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư để có thể sản xuất hàng loạt, tiếp thị và thương mại hóa sản phẩm.

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 1995

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)