Tin KHCN trong nước
Chế tạo thành công vật liệu kháng khuẩn từ graphene oxit và nano bạc (01/02/2021)
-   +   A-   A+   In  

TS Hoàng Minh Nam và cộng sự ở Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu và tổng hợp thành công vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene oxit ứng dụng làm vật liệu kháng khuẩn.

Các vật liệu trên cơ sở graphene được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm vật liệu kháng khuẩn, cảm biến, tấm năng lượng mặt trời,… Trong đó, vật liệu graphene oxit (GO) nếu kết hợp với các hạt nano kim loại sẽ tạo ra vật liệu nanocomposite (Ag/GO), có khả năng kháng khuẩn cao. Trong các nano kim loại, bạc có tính kháng khuẩn tốt và không gây độc cho con người ở nồng độ thấp. Vì vậy, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu tổng hợp Ag/GO (kết hợp của nano bạc AgNPs và GO), ứng dụng trong chế tạo băng dán kháng khuẩn.

Theo đó, nhóm đã tổng hợp vật liệu Ag/GO từ GO và AgNO3/NH3 bằng phương pháp khử hóa học. Vật liệu Ag/GO có khả năng phân tán tốt trong nước, các hạt AgNPs phân bố đồng đều trên các tấm GO với kích thước từ 10 – 20nm. Đồng thời, chế tạo vải tẩm Ag/GO bằng phương pháp phủ nhúng.

Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của Ag/GO và vải Ag/GO cho thấy, chúng đều có khả năng diệt 99,98% các loại vi khuẩn như S.aureus, S.enterica, S.aeruginosa. Vải kháng khuẩn Ag/GO được thử nghiệm làm băng dán vết thương trên chuột. Kết quả, thời gian làm lành vết thương được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 9 – 10 ngày so với băng dán thông thường.

Theo TS Nam, các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm nói trên cho thấy, vật liệu Ag/GO, vải Ag/GO có thể ứng dụng để sản xuất các loại băng kháng khuẩn trong y tế.

Nguồn: khoahocphattrien.vn

Số lượt đọc: 2222

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)