Tin KHCN trong nước
Kỹ sư Việt nghiên cứu miếng dán đưa vaccine COVID-19 vào cơ thể (25/01/2021)
-   +   A-   A+   In  

PGS.TS Nguyễn Đức Thành và nhóm cộng sự tại Mỹ đã nghiên cứu thành công miếng dán da đặc biệt để đưa COVID-19 vào cơ thể. Miếng dán này sẽ cho phép người dùng chỉ cần tiêm 1 liều thuốc thay vì chia thành 2 lần như các phương pháp thông thường.

Mới đây, PGS.TS Nguyễn Đức Thành (SN 1984) và nhóm nghiên cứu Nguyen Lab của anh tại ĐH Connecticut (Mỹ) đang tập trung tạo nên những miếng dán (tương tự như tấm băng Ego) để đưa vaccine vào cơ thể người một cách dễ dàng mà không cần đến những mũi tiêm từ nhân viên y tế.

nguyen-duc-thanh-1-07312760

PGS.TS Nguyễn Đức Thành. 

Miếng dán tiêm vaccine được đánh giá có tiềm năng lớn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, e ngại lây nhiễm khiến nhiều người không muốn hoặc không thể tới các cơ sở y tế để tiêm chủng.

Thay vì một mũi tiêm truyền thống, có thể coi miếng dán này bao gồm hàng trăm mũi tiêm siêu nhỏ, từ từ đưa thuốc vào cơ thể, đảm bảo hiệu quả miễn dịch và hầu như không gây đau đớn. Miếng dán mỏng, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay.

mieng-dan-07373257

Một ưu điểm đáng chú ý nữa chính là, trong khi vaccine truyền thống phải tiêm thành nhiều mũi thì miếng dán chỉ cần 1 liều duy nhất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình tiêm chủng. Thử nghiệm trên chuột cho thấy kết quả khả quan.

Công nghệ này hứa hẹn có thể phân phối vaccine COVID-19 (hay các loại vaccine khác) ra cộng đồng một cách nhanh chóng mà người dân không cần phải đến cơ sở y tế để tiêm trong thời gian giãn cách xã hội.

Nghiên cứu về miếng dán vaccine này đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành nổi tiếng về công nghệ y sinh Nature Biomedical Engineering và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.

mieng-dan1-07340577

Lê Tất Thịnh - một sinh viên trong nhóm nghiên cứu - đang đeo thử một mẫu (prototype) khẩu trang áp điện tự tiêu hủy của nhóm. Ảnh chụp tháng 1/2021. 

Trước đó, PGS.TS Nguyễn Đức Thành và nhóm nghiên cứu Nguyen Lab ở Trường Đại học Connecticut đã sáng chế ra chiếc khẩu trang sử dụng tấm màng polymer tự tiêu để sản xuất loại khẩu trang có khả năng lọc hiệu quả gần như N95, nhưng có thể tái sử dụng sau khi được khử trùng bằng những biện pháp đơn giản (như sử dụng nồi hấp: autoclave, hay dùng biện pháp rung siêu âm: ultrasound). Và đặc biệt, nó có thể tự phân hủy sau khoảng vài năm sử dụng.

TS Thành cho biết so với các loại khẩu trang khác, sự khác biệt của khẩu trang sinh học tự hủy nằm ở tính áp điện (piezoelectric effect) của tấm màng nano. Nhờ đó, tấm màng nano trong khẩu trang này có thể tự tạo nên một lớp điện áp nhỏ khi có một dòng không khí tương tác (ví dụ từ hơi thở, khi hắt hơi hoặc ho).

Lớp điện áp này (mặc dù vô cùng nhỏ) sẽ tạo nên một lớp bảo vệ vô hình ngăn chặn sự xâm nhập của các hạt nước nhỏ tích điện mang theo virus và vi khuẩn.

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 2778

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)