Tin KHCN trong nước
Sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ tam thất (23/12/2014)
-   +   A-   A+   In  

Học viện Quân y mới đây đã nghiên cứu, chiết xuất và bào chế cao khô tam thất bằng phương pháp phun sấy tầng sôi (một thành phần chính trong viên UKATA) làm nguyên liệu để bào chế viên nang cứng UKATA hỗ trợ điều trị ung thư.

Đây là kết quả của dự án “Chiết xuất hoạt chất từ tam thất và bào chế cao khô bằng phương pháp phun sấy tầng sôi” (dự án KC.10.DA.01-11/15) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giao Học viện Quân y triển khai để sản xuất viên nang hỗ trợ điều trị ung thư UKATA từ 3 loại dược liệu: tam thất, nghệ vàng, bèo hoa dâu.

 

Theo nhóm nghiên cứu, tam thất sau khi thu mua được xử lý cơ học, sấy và chiết siêu âm trong cồn 700C. Tỷ lệ dược liệu/dung môi là 1:5 (kg/l). Nhiệt độ chiết xuất được đánh giá từ 500 - 800C. Quá trình chiết thực hiện trong khoảng thời gian 60 – 80 phút. Số lần chiết xuất được khảo sát để đảm bảo chiết kiệt hoạt chất và tốn ít dung môi. Đánh giá dựa vào hàm lượng ginsenosid trong dịch chiết tam thất tính theo tổng hàm lượng các ginsenosid Rg1, Rb1, Rd, Re bằng phương pháp HPLC.

 

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát và lựa chọn được các thông số trong quá trình sơ chế tam thất trước khi chiết, quá trình chiết và phun sấy tầng sôi bào chế cao khô tam thất sản xuất viên nang cứng UKATA hỗ trợ điều trị ung thư. Hoạt chất được chiết siêu âm 3 lần ở 70oC trong 120 phút. Quá trình phun sấy tầng sôi tạo cao khô sử dụng tỉ lệ dịch chiết 1:@ ở 110oC, cấp dịch 45 vòng/phút với tốc độ đĩa phun 24500 vòng/phút cho sản phẩm cao khô đạt tiêu chuẩn cơ sở.

 

Hiện nay, ung thư là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh hiểm nghèo. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, toàn thế giới có 14 triệu lượt người mắc mới ung thư hàng năm. Con số này theo dự đoán sẽ lên đến 22 triệu người/năm trong vòng 2 thập kỷ tới. Số trường hợp tử vong do ung thư là 8,2 triệu/năm sẽ lên tới 13 triệu/năm. Có 32,6 triệu người hiện sống chung với ung thư (đã điều trị trong vòng 5 năm).

 

Để điều trị ung thư có nhiều liệu pháp như phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị hoặc phối hợp các phương pháp trên. Hiện nay, sử dụng các dược liệu để hỗ trợ điều trị ung thư đang trở thành một trong những hướng đi đầy hứa hẹn. Trong số đó, tam thất – một loại dược liệu quý đã được sử dụng để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ức chế tế bào ung thư do đó có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Vì thế, kết quả đề tài sẽ là tín hiệu tốt trong việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Nguồn: truyenthongkhoahoc

Số lượt đọc: 10930

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)