Tin KHCN trong nước
Sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ tam thất (23/12/2014)
-   +   A-   A+   In  

Học viện Quân y mới đây đã nghiên cứu, chiết xuất và bào chế cao khô tam thất bằng phương pháp phun sấy tầng sôi (một thành phần chính trong viên UKATA) làm nguyên liệu để bào chế viên nang cứng UKATA hỗ trợ điều trị ung thư.

Đây là kết quả của dự án “Chiết xuất hoạt chất từ tam thất và bào chế cao khô bằng phương pháp phun sấy tầng sôi” (dự án KC.10.DA.01-11/15) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giao Học viện Quân y triển khai để sản xuất viên nang hỗ trợ điều trị ung thư UKATA từ 3 loại dược liệu: tam thất, nghệ vàng, bèo hoa dâu.

 

Theo nhóm nghiên cứu, tam thất sau khi thu mua được xử lý cơ học, sấy và chiết siêu âm trong cồn 700C. Tỷ lệ dược liệu/dung môi là 1:5 (kg/l). Nhiệt độ chiết xuất được đánh giá từ 500 - 800C. Quá trình chiết thực hiện trong khoảng thời gian 60 – 80 phút. Số lần chiết xuất được khảo sát để đảm bảo chiết kiệt hoạt chất và tốn ít dung môi. Đánh giá dựa vào hàm lượng ginsenosid trong dịch chiết tam thất tính theo tổng hàm lượng các ginsenosid Rg1, Rb1, Rd, Re bằng phương pháp HPLC.

 

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát và lựa chọn được các thông số trong quá trình sơ chế tam thất trước khi chiết, quá trình chiết và phun sấy tầng sôi bào chế cao khô tam thất sản xuất viên nang cứng UKATA hỗ trợ điều trị ung thư. Hoạt chất được chiết siêu âm 3 lần ở 70oC trong 120 phút. Quá trình phun sấy tầng sôi tạo cao khô sử dụng tỉ lệ dịch chiết 1:@ ở 110oC, cấp dịch 45 vòng/phút với tốc độ đĩa phun 24500 vòng/phút cho sản phẩm cao khô đạt tiêu chuẩn cơ sở.

 

Hiện nay, ung thư là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh hiểm nghèo. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, toàn thế giới có 14 triệu lượt người mắc mới ung thư hàng năm. Con số này theo dự đoán sẽ lên đến 22 triệu người/năm trong vòng 2 thập kỷ tới. Số trường hợp tử vong do ung thư là 8,2 triệu/năm sẽ lên tới 13 triệu/năm. Có 32,6 triệu người hiện sống chung với ung thư (đã điều trị trong vòng 5 năm).

 

Để điều trị ung thư có nhiều liệu pháp như phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị hoặc phối hợp các phương pháp trên. Hiện nay, sử dụng các dược liệu để hỗ trợ điều trị ung thư đang trở thành một trong những hướng đi đầy hứa hẹn. Trong số đó, tam thất – một loại dược liệu quý đã được sử dụng để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ức chế tế bào ung thư do đó có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Vì thế, kết quả đề tài sẽ là tín hiệu tốt trong việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Nguồn: truyenthongkhoahoc

Số lượt đọc: 10769

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)