Tin KHCN trong nước
Máy sát khuẩn tay tự động (21/12/2020)
-   +   A-   A+   In  

Trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, các cổng/cửa/lối ra vào cơ quan, doanh nghiệp hầu hết đều trang bị các lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên, việc tất cả mọi người đều phải tiếp xúc lên lọ dung dịch lại tạo ra một nguồn lây nhiễm tiềm năng. Hơn nữa, việc không có một định lượng chính xác dung dịch cần để diệt khuẩn cho mỗi lần rửa tay khiến cho người dùng hoặc không phun đủ lượng dung dịch cần thiết, hoặc phun quá nhiều gây lãng phí. Ngoài ra, nhiều đơn vị phải bố trí người túc trực thường xuyên để nhắc nhở việc rửa tay, gây lãng phí nhân lực và tăng nguy cơ lây nhiễm.

Từ những bất cập về việc sát khuẩn thủ công nêu trên, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Mico-Nano (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng máy sát khuẩn tay tự động bơm dung dịch. 

Điểm đặc biệt của máy sát khuẩn tay tự động này là tích hợp nhiều tính năng thân thiện với người sử dụng như: khi có người đi tới, máy tự động phát ra lời nhắc mọi người rửa tay; khi rửa chỉ cần xòe 2 bàn tay ra, đưa vào buồng sát khuẩn, máy sẽ sử dụng 4 vòi phun tự động phun dung dịch sát khuẩn lên bề mặt da tay và tự động ngắt khi đã phun đủ dung lượng tối ưu theo kết quả thí nghiệm về khả năng sát khuẩn. Điều này đảm bảo tiết kiệm dung dịch, đảm bảo chắc chắn khả năng sát khuẩn, tránh được việc dùng tay ấn trực tiếp vào các chai sát khuẩn để lấy dung dịch/gel sát khuẩn (nguy cơ lây nhiễm). 

Thiết bị được tích hợp trên 1 chân đế chắc chắn, di chuyển được và rất phù hợp đặt tại sảnh các công sở, cơ quan, khách sạn… Thiết bị cũng được thiết kế buồng đựng dung dịch tương đối lớn để đảm bảo máy có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày mới phải tiếp thêm dung dịch sát khuẩn. Máy cũng phát cảnh báo khi dung dịch cạn để người quản lý bổ sung dung dịch.

 

Nguồn: https://vjst.vn/vn

Số lượt đọc: 2188

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)