Tin KHCN nước ngoài
Các nhà khoa học có thể tạo ra bộ nhớ có kích thước phân tử (28/11/2014)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà khoa học tiếp tục tạo ra bước đột phá mới trong công nghệ lưu trữ dữ liệu.

Khi nghĩ đến những kho dữ liệu, chúng ta thường nghĩ đến việc sử dụng những chiếc đĩa cùng với đầu đọc. Đó là những công nghệ đã lỗi thời, khi ngày nay, flash drive được sử dụng cực kỳ rộng rãi cùng với việc bạn có thể nhanh chóng xóa và cài đặt dữ liệu ngay trên chiếc USB nhỏ gọn của mình.

 

Mặc dù chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc thu nhỏ kích thước của những thiết bị này, nhưng có vẻ như các nhà khoa học vẫn chưa muốn dừng lại. Họ đang cố gắng đạt đến mức thu nhỏ kích thước của chúng xuống ngang mức…phân tử.

 

Một đội ngũ các nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc gia khác nhau đã vừa thành công trong việc dồn 1 lượng dữ liệu nhất định vào trong một số phân tử. Thực ra, thiết bị này có kích thước bằng ba phân tử bình thường và được tạo ra từ 2 phân tử lưu giữ các electron có chứa dữ liệu, và 1 phân tử thứ 3 có tác dụng như 1 cái lồng bao bọc 2 phân tử trên. Một cách cụ thể hơn, chiếc USB này có kích thước chưa đến 1 nanomet mỗi chiều.

 

Trong nghiên cứu này, họ sử dụng một phân tử tungsten đóng vai trò như chiếc lồng chứa và 2 phân tử selenium trioxide để lưu giữ thông tin. Cách thiết kế này đã tạo ra bất ngờ khi vẫn giữ vững tính ổn định ở nhiệt độ 6000C và lưu giữ được dữ liệu trong suốt 336 tiếng đồng hồ.

 

Tất nhiên, nghiên cứu này vẫn còn ở trong giai đoạn mới phát triển và có vẻ như chúng ta còn phải chờ rất lâu trước khi có thể chuyển toàn bộ danh bạ của mình vào một phân tử nhất định. Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và làm thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, họ cần 1 dòng điện có cường độ lớn hơn những gì họ đang có.

 

Nhóm nghiên cứu cũng rất tự tin cho rằng, nếu mô hình này có thể đi vào hoạt động, họ có thể đẩy tốc độ dẫn truyền dữ liệu lên mức pico giây (một phần ngàn tỷ của một giây). Trong quá khứ, khoa học đã từng tạo ra một chiếc flash device có độ dày chỉ ngang một nguyên tử, nhưng những tấm thiết bị này cần phải được chồng lên nhau mới có khả năng hoạt động.

 

Đây là lần đầu tiên một thiết bị có kích thước phân tử đơn lẻ có khả năng lưu giữ thông tin và hoạt động được một cách độc lập. Có thể trong tương lai sắp tới, mỗi một tế bào trong cơ thể của chúng ta sẽ được chuyển thành một ngăn bộ nhớ với khả năng truy xuất dữ liệu siêu tốc.

Nguồn: khoahoc.com.vn

Số lượt đọc: 7638

Về trang trước Về đầu trang