Tin KHCN trong nước
Sống ‘khỏe’ bằng nghiên cứu khoa học (24/07/2020)
-   +   A-   A+   In  
Là cha đẻ của nhiều sản phẩm được thương mại hóa, TS Nguyễn Phan Kiên không chỉ sống ổn nhờ khoa học mà còn đem lại công việc cho rất nhiều sinh viên.

Nhìn đâu cũng thấy cơ hội

TS Nguyễn PhanKiên làGiảng viên Bộ môn Công nghệ Điện tử và Kỹ thuật Y sinh, Viện Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.Tôi biết anhtừ năm 2015, khi sản phẩm thiết bị tiết kiệm điện cho bóng đèn tuýp của anh và các cộng sự liên tiếp đoạt các giải thưởng lớn trong nước. Từ đó đến nay, anh đã có thêm nhiều sản phẩm khoa học nữa, và đặc biệt là không ít sản phẩm của anh đã được thương mại hóa. Chỉ riêng trong mùa dịch Covid-19, anh đã có tới 6 sản phẩm được bán ra thị trường, được các bệnh viện, cơ quan… đặt mua với số lượng lớn như lồng đặt nội khí quản, hộp chắn giọt bắn lấy dịch tụy hầu, máy rửa tay tự động, máy đo thân nhiệt, buồng khử khuẩn toàn thân di động…

Sống ‘khỏe’ bằng nghiên cứu khoa học - 1

Trong mùa dịch Covid-19, TS Nguyễn Phan Kiên và cộng sự đã làm việc ngày đêm đểtạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống cũng như cho các bệnh viện.

TS. Kiên chia sẻ, lĩnh vực mà anh theo đuổi là kỹ thuật y sinh, một ngành mới phát triển, sử dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong y tế và sinh học; không những thế yêu cầu kỹ thuật tại các bệnh viện ngày một cao nên nhìn đâu anh cũng thấy việc, nhìn đâu cũng thấy cơ hội để tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống cũng như cho các bệnh viện.

Như đợt cả nước cách ly xã hội vì Covid-19, anh và các cộng sự làm việc ngày đêm thiết kế hàng loạt sản phẩm cùng lúc. Anh cho biết, đấy là quãng thời gian không thể nào quên và thực sự trong đời một con người ít ai có cơ hội để được làm những công việc có ý nghĩa như thế.

Nhóm của anh 7 người, đại bản doanh là tại nhà anh, các đơn hàng đến tới tấp đễn nỗi cả nhóm ăn ngủ, nghỉ “tại chỗ” trong nhiều ngày liền, người lo đặt hàng linh kiện, người phụ trách lắp rắp... Vì thực hiện giãn cách xã hội nên linh kiện để lắp ráp được “ship” đến tận cửa. Làm xong, các đơn vị đặt hàng cũng cho xe đến lấy. Có nhiều bệnh viện gọi điện đặt hàng, hàng xong cho xe cứu thương đến đỗ đầu ngõ để lấy. Hàng xóm thấy xe cứu thương lại đúng lúc dịch đang cao điểm thì sợ phải gọi điện hỏi.

Sống ‘khỏe’ bằng nghiên cứu khoa học - 2

Máy rửa tay tự động sử dụng công nghệ phun sương do anh chế tạođược lắp đặt tại Bệnh viện Bạch Mai

TS. Kiên tự hào kể: “Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng cấp tập, chúng tôi đã hoàn thiện xong cả 100 sản phẩm thuộc nhiều loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của xã hội. Máy rửa tay tự động, máy đo thân nhiệt, buồng đặt nội khí quản chống giọt bắn, buồng lấy dịch tụy hầu chắn giọt bắn… đã thực sự giúp ích cho xã hội, góp phần đồng hành cùng các y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch”.

Có tâm và trách nhiệm, sản phẩm sẽ được đón nhận

Hỏi về bí quyết thành công, TSNguyễn Phan Kiên cho rằng anh không có bí quyết gì ngoài sự đam mê, trách nhiệm với xã hội. Anhlà một trong những người đầu tiên được tham gia xây dựng ngành kỹ thuật y sinh tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ cuối năm 1999 đến nay.

“Nếu ai đó có trách nhiệm với xã hội thì bản thân họ sẽ dùng kiến thức của mình để làm cho xã hội tốt hơn, giải quyết các vấn đề của xã hội. Mà đấy cũng chính là nguồn gốc của mọi ý tưởng sáng tạo. Sản phẩm làm ra sẽ đáp ứng được yêu cầu mà thị trường cần”, anh nhấn mạnh.

Sống ‘khỏe’ bằng nghiên cứu khoa học - 3

Với TS Nguyễn Phan Kiên, nghiên cứu khoa học là nghiên cứu những thứ thị trường cần, cuộc sống cần và làm ra chúng bằng cái tâm và trách nhiệm của người làm khoa học

Theo TSKiên, nghiên cứu khoa học không phải là thứ gì đó cao xa, nghiên cứu khoa học là nghiên cứu những thứ thị trường cần, cuộc sống cần và làm ra chúng bằng cái tâm và trách nhiệm của người làm khoa học. Chính vì thế, anh không ngại khó, không ngại khổ, khi có ý tưởng, anh biến nó thành hành động. Thay vì ngồi một chỗ nghiên cứu trên tài liệu, anh đi thực tế, anh đến các bệnh viện, hỏi trực tiếp các bác sỹ về nhu cầu thực sự và lắng nghe ý kiến của họ. Vì xuất phát từ nhu cầu thực tế, nên sản phẩm của anh và cộng sự làm ra rấtđắt hàng, thậm chí chưa kịp chào hàng, nhiều khách hàng còn chủ động gọi điện để đặt hàng.

TSNguyễn Phan Kiên cho biết, nhờ bán được sản phẩm, anh sống ổn với việc làm nghiên cứu khoa học, lĩnh vực mà anh đã xác định theo đuổi cả cuộc đời. Hiện, cùng với việc giảng dạy trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, anh mạnh dạn sáng lập Công ty Ứng dụng Công nghệ Bách khoa để có điều kiện thỏa mãn đam mê sáng tạo.

Đặc biệt, “nhân viên” của anh không ai khác chính là những học trò của anh trên giảng đường đại học. Anh khẳng định, khoa học không chỉ giúp anh sống “khỏe” mà còn giúp anh tạo công ăn việc làm cho chính sinh viên của mình. Đó cũng là cốt lõi mà một người thầy đứng trên bục giảng mong muốn.

Không chỉ là chủ nhân của nhiều sản phẩm thương mại hóa, TS Kiên còn là người có nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng. Hiện anh hiện là người quản trị trang web Thư viện khoa học VLOS - thư viện điện tử phổ biến các kiến thức về khoa học, công nghệ và giáo dục bằng tiếng Việt, một công việc khác xa so với lĩnh vực mà anh theo đuổi là công nghệ y sinh.

VLOS (Vietnam Library of Science) được TSKiên và các cộng sự xây dựng, phát triển từ năm 2005, khi anh đang làm nghiên cứu sinh tại Nhật. Hiện, thư viện đang lưu trữ khoảng 51.510 bài viết và tệp tư liệu với lượng truy cập của trang web có những ngày lên đến 25.000 lượt.

Nguồn: khampha

Số lượt đọc: 4263

Về trang trước Về đầu trang

EMC Đã kết nối EMC