Tin KHCN nước ngoài
Sử dụng bùn thải để sản xuất năng lượng sinh học (26/11/2014)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Bách khoa Madrid và Đại học Miguel Hernández Elche ở Tây Ban Nha đã tăng sản lượng sinh khối bằng cách sử dụng bùn thải làm phân bón cho cây trồng làm năng lượng.

Nghiên cứu đã xác định ảnh hưởng của việc bón phân trộn từ bùn thải đến năng suất của cây Atisô trong suốt ba năm. Kết quả cho thấy sử dụng loại phân bón này có tác động tích cực vì sản lượng sinh khối và hạt có dầu lần lượt tăng 40% và 68%, làm tăng đáng kể sản lượng cây trồng làm năng lượng.

 

Các cây trồng làm năng lượng như cây Atisô, là loại cây trồng chuyên dùng để sản xuất năng lượng tái tạo như năng lượng sinh khối hay năng lượng sinh học. Đây là cây cỏ lâu năm thích nghi với khí hậu Địa Trung Hải với chu kỳ sinh trưởng hàng năm, cho phép thu hoạch mỗi năm 1 lần.

 

Mỗi năm, các nhà nghiên cứu có thể thu được 2 loại sinh khối từ cây Atisô, đó là sinh khối lignocellulose có ích cho sản xuất nhiên liệu sinh và nhiệt năng và loại sinh khối kia là hạt có dầu có thể được dùng để sản xuất diesel sinh học.

 

Bùn thải là sản phẩm hữu cơ lắng đọng, giàu chất dinh dưỡng được tạo ra từ hoạt động xử lý khối lượng lớn nước thải đô thị. Do nguồn gốc và thành phần của bùn thải, nên việc sử dụng bùn thải trong nông nghiệp được quy định rõ để tránh nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và môi trường.

 

Bón phân bùn thải cho cây trồng làm năng lượng là cần thiết để không làm cạn kiệt đất và tăng độ màu mỡ cho đất. Sử dụng bùn thải và các chất có nguồn gốc từ bùn thải để bón cho cây trồng, thay cho phân bón khoáng chất, không gây bất cứ rủi ro nào, vì các cây trồng làm năng lượng này không được sử dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Vì vậy, cần nghiên cứu và xác định các ảnh hưởng của bón phân bùn thải đến sản lượng cây trồng làm năng lượng.

 

Nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của việc bón phân bùn thải cho cây Atisô trong 3 năm liên tiếp. Các nhà khoa học sử dụng bốn cấp độ bón phân bùn thải và xác định sản lượng sinh khối lignocellulose, hạt có dầu, dầu và tổng năng lượng. Kết quả là bón nhiều phân bùn thải cho cây Atisô không chỉ tác động tích cực đến năng suất cây trồng, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như bảo vệ đất, giữ độ màu mỡ cho đất, sử dụng các sản phẩm tồn lưu trong hoạt động quản lý nước thải đô thị và sản xuất sinh khối vì mục đích năng lượng.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 8872

Về trang trước Về đầu trang