Tin KHCN trong nước
Chế tạo xi măng chịu mặn (29/06/2020)
-   +   A-   A+   In  

PGS.TS. Lương Đức Long cùng các cộng sự ở Viện vật liệu xây dựng (Bộ xây dựng) đã chế tạo xi măng có khả năng chống chịu sulfat cao, tăng tuổi thọ cho những công trình xây dựng ngoài biển đảo hoặc ở những môi trường đất nhiễm mặn.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại xi măng chịu sulfat nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại xi măng này chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. So với các quốc gia khác, môi trường biển Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, mưa bão nhiều nên kết cấu bê tông dễ bị ăn mòn hơn.

PGS.TS. Lương Đức Long cùng các cộng sự đã tìm cách chế tạo xi măng có khả năng chống chịu sulfat cao trong điều kiện nước biển, nước nhiễm mặn, nhiễm phèn... tăng độ bền cho bê tông, tăng tuổi thọ cho công trình và phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Quy trình sản xuất xi măng thông thường gồm các bước: tách chiết các nguyên liệu thô như đá vôi, đất sét, quặng sắt, sau đó phối trộn, nghiền theo tỷ lệ nhất định và đưa vào lò nung để tạo thành clinke (xi măng chưa nung, dạng viên rắn nhỏ), sau khi nghiền clinke sẽ thu được xi măng thành phẩm. Để sản xuất xi măng chịu sulfat, người ta thường trộn clinke xi măng thông thường với các phụ gia xi măng như xỉ lò cao, đá vôi, tro bay...

Mặc dù phương pháp này đã phổ biến song việc ứng dụng để tạo ra xi măng có khả năng chịu sulfat cao trong thực tế không dễ dàng, bởi yếu tố mấu chốt vẫn nằm ở cách phối trộn các thành

phần này. Sau một quá trình nghiên cứu, kết hợp với hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về vật liệu xây dựng, PGS.TS. Lương Đức Long và các cộng sự đã tìm ra công thức tối ưu để tạo ra xi măng chịu sulfat cao.

Theo đó, xi măng chịu sulfat được tạo ra bằng cách trộn clinke xi măng thông thường hoặc các dạng tương tự với tỷ lệ nhỏ hơn 60% tổng khối lượng. Tỷ lệ các chất phụ gia còn lại sẽ được tính dựa trên thành phần hóa học của chúng.

Kết quả thử nghiệm trong vòng 1 năm về độ bền sulfat, thử nghiệm phản ứng hydrat hóa (phản ứng tỏa nhiệt xảy ra khi nước và xi măng, nếu nhiệt quá cao có thể gây nứt vỡ bê tông) và độ nén cho thấy xi măng sản xuất theo phương pháp này có khả năng chịu sulfat ưu việt, nhiệt hydrat hóa thấp và độ bền cao.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Số lượt đọc: 2405

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)