Tin KHCN trong tỉnh
Tăng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi (23/06/2020)
-   +   A-   A+   In  

Tăng cường liên kết với các DN trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… là hướng đi đột phá được nhiều HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh triển khai. Qua đó, không chỉ mang lại lợi ích cho thành viên HTX, mà còn gia tăng chất lượng và giá trị nông sản.

HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG

Đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế, HTX nông nghiệp kiểu mới ngày càng có vai trò quan trọng trong việc định hướng hỗ trợ và dẫn dắt kinh tế hộ nông dân phát triển. Nhiều HTX kiểu mới gắn kết nông dân lại với nhau để sản xuất lớn theo tiêu chuẩn toàn cầu, đủ sức cạnh tranh với nông sản ngoại. Đồng thời, là tổ chức đại diện cho nông dân đứng ra làm việc với DN, kiểm soát chất lượng, làm ra sản phẩm bảo đảm ATVSTP, bán được giá cao. Điển hình như HTX Nông nghiệp - Thương mại - Du lịch Bầu Mây (ấp Phú Tâm, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc) - hiện có hơn 30ha trồng tiêu đen và tiêu đỏ. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 200 tấn hạt tiêu và các sản phẩm từ tiêu. Hạt tiêu Bầu Mây cũng đã xuất khẩu thành công sang nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Ông Lâm Ngọc Nhâm cho biết: Để có kết quả này, năm 2015, HTX đã bắt đầu xây dựng quy trình sản xuất theo hướng GlobalGAP. Sau 3 năm, 15ha cây hồ tiêu của HTX đã được cấp bằng chứng nhận GlobalGAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Đồng thời, ký kết hợp tác với HTX Nông nghiệp Số để phát triển tem, nhãn, quy trình truy xuất nguồn gốc và quản trị thương hiệu. Đây là bước ngoặt quan trọng để HTX xây dựng vùng nguyên liệu lớn, nâng tầm thương hiệu tiêu Bầu Mây. Trong năm 2017, HTX Bầu Mây đã xuất khẩu hơn 100 tấn hồ tiêu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc với giá cao hơn từ 20 - 30% giá thị trường. 

Còn HTX Nông nghiệp-Thủy sản Suối Giàu (xã Suối Rao, huyện Châu Đức) -chuyên nuôi cá chình xuất khẩu lớn trong tỉnh cũng đã “bắt tay” ký kết các hợp đồng với DN để tiêu thụ sản phẩm. Trước đây, việc nuôi cá chình chỉ mới được một số hộ trên địa bàn xã nuôi và bán cho thương lái nên hiệu quả không cao. Năm 2017, 8 hộ nuôi cá chình tại đây đã liên kết lại, thành lập HTX để mở rộng quy mô và tăng sản lượng, hướng tới thị trường xuất khẩu để nâng cao giá trị cho sản phẩm cá chình. Sau 3 năm thành lập, HTX có hơn 16ha nuôi cá, sản lượng đạt khoảng hơn 100 tấn/năm, thị trường tiêu thụ khá thuận lợi, cá không những được tiêu thụ thị trường trong tỉnh mà được xuất đi châu Âu và các nước Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Năm 2018, Công ty CP Maguna (TP.Fukuako, Nhật Bản) đã đến khảo sát môi trường nuôi, chất lượng cá chình của HTX và ký hợp đồng mua hơn 10 tấn cá chình, với giá 430.000 đồng/kg. Trong tương lai, Công ty CP Maguna có thể nhập tới 30 tấn cá/năm.

NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN 

Phát triển liên kết giữa DN với HTX để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản đang là một yêu cầu của thực tiễn ngành nông nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá” đã diễn ra nhiều năm nay. Với mô hình chuỗi giá trị, các HTX tham gia được bảo đảm ổn định từ khâu dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Mô hình chuỗi giá trị đồng thời sẽ giúp các HTX có được công cụ hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, cách tổ chức sản xuất... Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Liên minh HTX tỉnh xác định cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Cùng với đó, các HTX sẽ được liên kết với các trung tâm khoa học công nghệ để chuyển giao quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao, hướng đến sản xuất các sản phẩm hữu cơ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tăng khả năng được lựa chọn hơn khi DN ký kết hợp đồng tiêu thụ, từ đó tạo niềm tin sản phẩm chất lượng trong lòng người tiêu dùng. 

Ông Nguyễn Ngọc Thương, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho rằng: Để thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh, các cơ quan quản lý, tư vấn, hỗ trợ HTX cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các HTX về trình độ quản lý, kỹ năng phối hợp tiêu thụ sản phẩm, quản trị kinh doanh. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Nguồn: baobariavungtau.com.vn

Số lượt đọc: 4813

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài “Xác định nguyên nhân gây tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất các biện pháp kiểm soát dư lượng thuốc có trong sản phẩm hạt tiêu được sản xuất tại tỉnh BR-VT đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU)” (10/08/2017)
  • Buổi nói chuyện của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Khoa học và Công nghệ với HS-SV và trí thức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (10/08/2017)
  • Hội đồng nghiệm thu đề án "Quản lý và sử dụng trí thức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" (04/08/2017)
  • Nghị quyết 05 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển triển khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 (03/08/2017)
  • Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện dự án Lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo (03/08/2017)
  • Lễ trao giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho công ty TNHH SX-TM Đại Nam (03/08/2017)
  • Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của BCH Đảng bộ tỉnh BR-VT (02/08/2017)
  • Nghị quyết 08 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (02/08/2017)
  • Nghiệm thu đề án của các doanh nghiệp tham gia Chương KH&CN Hỗ trợ doanh nghiệp đợt 1 năm 2017 (02/08/2017)
  • Xét duyệt đề án của Chương KH&CN Hỗ trợ doanh nghiệp đợt 5 năm 2017 (13/07/2017)