Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Thí điểm ứng dụng công nghệ cảnh báo, phát hiện sớm ao xoáy, dòng Rip tại khu vực Bãi Sau TP Vũng Tàu (25/05/2020)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 12/5, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án “Thí điểm ứng dụng công nghệ cảnh báo, phát hiện sớm ao xoáy/dòng Rip tại khu vực Bãi Sau TP Vũng Tàu”. Chủ tịch hội đồng là ông Đỗ Hữu Hiền – Phó Giám đốc Sở KH&CN. Dự án do PGS.TS. Mai Văn Công làm chủ nhiệm, Trung tâm Nước và Môi trường Việt Nam – Hà Lan là cơ quan chủ trì.

Mục tiêu của dự án là phân tích, lựa chọn, xây dựng thử nghiệm và chuyển giao công nghệ cảnh báo, phát hiện sớm ao xoáy/dòng Rip và hệ thống giám sát bãi biển trực tuyến nhằm trợ giúp công tác cứu hộ, nâng cao hiệu quả cứu hộ an toàn bơi cho du khách tắm biển tại khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu. Cụ thể, dự án thử nghiệm triển khai hệ thống giám sát, phát hiện cảnh báo sớm ao xoáy/dòng Rip cho 1km bãi tắm thuộc khu vực Bãi Sau; từ đó đánh giá hiệu quả, sự phù hợp và lập kế hoạch triển khai toàn diện ứng dụng công nghệ cảnh báo ao xoáy RIP-FEWS cho toàn bộ khu vực Bãi Sau. Đây là một hệ thống tích hợp các công nghệ thành phần, bao gồm hệ thống phần mềm, hệ thống phần cứng, hệ thống tương tác người dùng và hiển thị thông tin. 

 

 

Sau 1,5 năm thực hiện, dự án đã phân tích và luận giải được khả năng ứng dụng công nghệ cảnh báo, phát hiện ao xoáy/dòng Rip trong điều kiện Việt Nam nói chung và TP Vũng Tàu nói riêng; phân tích và khái quát hóa được các tính chất, các đặc trưng cơ bản, quy luật hình thành và di chuyển theo thời gian của ao xoáy; Thiết lập được hệ thống thử nghiệm cảnh báo ao xoáy; giải đoán video camera và cài đặt vào máy tính trạm, chạy thử nghiệm phát hiện ao xoáy thành công; Vận hành thành công hệ thống thử nghiệm cảnh báo ao xoáy…

 

Dự án được triển khai và thực hiện sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho du khách tắm biển khu vực Bãi Sau, nâng cao nhận thức cộng đồng và du khách về vấn đề ao xoáy, quảng bá hình ảnh thành phố Vũng Tàu với các bãi tắm biển đẹp và an toàn. Điều này có tác động rất tích cực đến xây dựng hình ảnh một thành phố biển du lịch an toàn, góp phần đẩy mạnh kinh tế du lịch và dịch vụ, góp phần đảm bảo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội.

 

Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu, tuy nhiên cần bổ sung hoàn thiện dự án theo góp ý của Hội đồng./.

 

Nguồn: Huyền Trân

Số lượt đọc: 3217

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Chuyển giao ứng dụng kết quả đề tài nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ đợt II năm 2024 (01/11/2024)
  • Tư vấn tuyển chọn thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong lĩnh vực trồng trọt tại huyện Côn Đảo” (27/09/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất giải pháp ứng phó (20/09/2024)
  • Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2024 (đợt 1) (25/07/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài Nghiên cứu, xác định nguyên nhân nhiễm mặn và đề xuất các giải pháp hạn chế tác động ở khu vực cánh đồng Bưng, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ (18/07/2024)
  • Hội đồng nghiệm dự án SXTN “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn VietGAP theo hướng hữu cơ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (23/04/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm “Xây dựng các mô hình chuyển đổi – thâm canh một số cây trồng có hiệu quả tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (12/04/2024)
  • Hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu năm 2023 (14/03/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể Dugong (Dugong dugon) và cỏ biển tại Côn Đảo, đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn” (04/03/2024)
  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi Ruồi lính đen (Hermetia illucens) để xử lý chất thải nông nghiệp và sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (15/12/2023)