Tin KHCN trong nước
Ứng dụng công nghệ cao trong thâm canh thanh long Chợ Gạo (10/11/2014)
-   +   A-   A+   In  

Nhằm đưa khoa học công nghệ vào đời sống, tạo ra những vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao đặc biệt là sản xuất và tiêu thụ thanh long Chợ Gạo - một trong bảy chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương, trong giai đoạn 2014-2017, tỉnh Tiền Giang đầu tư 16 tỷ đồng triển khai Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao thâm canh 100ha thanh long Chợ Gạo. 

Địa điểm chọn triển khai chương trình là vùng trồng thanh long tập trung ở xã Thanh Bình, Chợ Gạo, Tiền Giang. Mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng các tổ hợp tác sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP cho 100ha thanh long. 

 

Sản phẩm trồng trên diện tích trên sẽ được ký hợp đồng tiêu thụ với giá cao hơn thị trường 10% cùng thời điểm, hỗ trợ xây dựng nhà sơ chế đóng gói theo tiêu chuẩn Global GAP và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 

 

Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong quá trình trồng và chăm sóc thanh long: công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led tiết kiệm năng lượng, các giải pháp thâm canh tiên tiến, quảng bá nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thanh long Chợ Gạo, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quốc tế nhãn hiệu thanh long Chợ Gạo tại Mỹ và Trung Quốc.

 

Theo lộ trình từ nay đến năm 2017 kết thúc chương trình sẽ có 7 đề tài và 1 dự án được triển khai, trong đó có 3 đề tài đã bắt đầu thực hiện gồm: đề tài “Nghiên cứu xử lý cành thanh long thải bỏ bằng các chủng vi sinh vật có ích, kết hợp với phân chuồng để sản xuất phân hữu cơ sinh học,” đề tài “Nghiên cứu chế tạo một số công cụ tiên tiến ứng dụng trong kỹ thuật canh tác thanh long, giảm chi phí và lao động,” đề tài “Xây dựng tổ hợp tác sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP cho 100 ha thanh long có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cao hơn thị trường tại thời điểm 10%.” 

 

Một số nội dung quan trọng đã được thực hiện như tập huấn tiêu chuẩn Global GAP cho 200 hộ trồng thanh long tại xã Thanh Bình, thành lập 10 tổ hợp tác liên kết sản xuất theo tiêu chí Global GAP. 
Dự kiến vào quý 1/2015 sẽ tiến hành bước chọn tổ chức chứng nhận và triển khai thẩm định, đánh giá, chứng nhận Global GAP cho diện tích thanh long trong chương trình.

 

Tiền Giang hiện có khoảng 4.200ha thanh long, trong đó riêng huyện Chợ Gạo có gần 3.000ha. 
Việc triển khai chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao thâm canh thanh long nhằm góp phần nâng chuỗi giá trị, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu trên lộ trình hội nhập của cây thanh long Chợ Gạo trong tương lai./.

Nguồn: vietnamplus

Số lượt đọc: 11483

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học nguồn gốc từ biển (Oligochitosan) trong bảo quản thuỷ sản (22/10/2018)
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)