Tin KHCN nước ngoài
Kỳ lạ loại băng gạc thông minh có khả năng phát hiện nhiễm khuẩn (05/02/2020)
-   +   A-   A+   In  
Các nhà khoa học đã phát triển thành công loại băng gạc thông minh có thể phát hiện nhiễm khuẩn và giải phóng chính xác loại thuốc điều trị với cơ chế chuyển màu tương tự như đèn giao thông.

Thiết kế băng gạc mới được hi vọng trở thành giải pháp cho hiện tượng kháng kháng sinh cũng như giúp chữa lành vết thương nhanh hơn.

Theo đó, loại băng gạc mới này có cơ chế chuyển màu tương tự như đèn giao thông: Màu xanh nghĩa là mật độ vi khuẩn ở mức thấp hoặc không có; màu vàng biểu thị sự có mặt của các loại vi khuẩn nhạy thuốc, hay nói cách khác, có thể điều trị bằng kháng sinh; và màu đỏ biểu thị các vi khuẩn kháng kháng sinh. Sắc độ màu càng mạnh đồng nghĩa báo hiệu mật độ vi khuẩn càng cao.

Dải màu hiển thị trên băng gạc khi gặp vi khuẩn nhạy thuốc (DS) và kháng thuốc (DR). Nguồn: ACS Central Science 2020. 

Khi thử nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu đã điều trị thành công các trường hợp nhiễm khuẩn E.coli nhạy thuốc và kháng thuốc bằng loại băng gạc mới. 

Nếu phát hiện kháng thuốc, một chùm ánh sáng cực mạnh có thể được sử dụng để kích hoạt giải phóng một loại oxy có khả năng phản ứng cao để làm suy yếu vi khuẩn hay chính là khiến chúng “nhạy thuốc” hơn.

Kháng sinh được giải phóng ngay khi phát hiện nhiễm trùng. Trong trường hợp phát hiện vi khuẩn kháng kháng sinh, các biện pháp điều trị khác có thể được bổ sung kịp thời trước khi vi khuẩn kịp phát triển sang dạng đột biến khác.

Các nhà nghiên cứu giải thích, với thiết kế tiện lợi loại băng gạc thông minh này sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả điều trị và theo dõi tình trạng kháng thuốc trong thời gian thực bằng mắt thường. “Với chi phí thấp và hoạt động dễ dàng, nó có thể được phát triển cho các ứng dụng thực tế".

Nghiên cứu đã được công bố trên ACS Central Science.

 

Nguồn: Sciencealert.com

Số lượt đọc: 3118

Về trang trước Về đầu trang