Tin KHCN trong nước
Ra mắt thiết bị lặn không người lái Dolphin (02/12/2019)
-   +   A-   A+   In  
Dolphin có khả năng tự hành theo lập trình, phục vụ hoạt động quan trắc, thu thập dữ liệu, là sản phẩm nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Thiết bị lặn không người lái giới thiệu tại gian hàng của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) trong triển lãm Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ vừa diễn ra ngày 29-30/11 thu hút sự chú ý của khối doanh nghiệp, cộng đồng khoa học và công chúng. Đây là một trong số nhiều sản phẩm công nghệ giới thiệu trong dịp này.

Dolphin có khả năng tự hành theo lập trình, phục vụ hoạt động quan trắc, quan sát, thu thập dữ liệu và giám sát dưới nước tại vùng biển nông, phục vụ an ninh quốc phòng và kinh tế biển, đảo, PGS.TS Trương Việt Anh, Chủ nhiệm chương trình cho biết.

Dolphin là thành quả nghiên cứu liên ngành gồm cơ khí động lực, thông tin dưới nước, vật liệu tiên tiến và cảm biến, tính toán, mô phỏng, thiết kế, điều khiển công suất và nguồn năng lượng, nghiên cứu công nghệ thông tin, mã hóa và xử lý tín hiệu, nghiên cứu hệ định vị vệ tinh GPS.

Thiết bị lặn không người lái Dolphin được trưng bày tại gian hàng của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Thiết bị lặn không người lái Dolphin được trưng bày tại gian hàng của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Sản phẩm tổng hợp tiếng nói Tiếng Việt, cho phép chuyển văn bản tiếng Việt thành giọng nói (Text-To-Speech) được giới thiệu cũng nhận được nhiều phản hồi, mang lại nhiều tiện ích cho người khuyết tật, chính quyền và doanh nghiệp do TS Nguyễn Thị Thu Trang, giảng viên Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông cùng nhóm sinh viên phát triển.

Ở mảng công nghệ AI, Đại học bách khoa Hà Nội có hệ thống Navimos, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ định vị vệ tinh giúp học sinh cập nhật được vị trí, thông tin gửi về cho phụ huynh và nhà trường để cùng giám sát, tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn hay các nguy cơ mất an toàn. Đây là sản phẩm do PGS.TS Lã Thế Vinh – Trung tâm NAVIS nghiên cứu. 

Mới đây, sản phẩm "Giải pháp bảo mật toàn diện cho hệ thống camera an ninh" của TS. Trần Quang Đức và nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông được trao Giải Nhì Nhân tài đất Việt 2019 trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Dự án được hội đồng giám khảo đánh giá cao trong việc giải quyết lỗ hổng đánh cắp dữ liệu của camera.

Dựa trên lõi công nghệ gồm thuật toán mã hóa sâu nội dung, cơ chế cập nhật và thay đổi khóa thường xuyên và giải pháp phân quyền dựa trên khóa mã, sản phẩm có thể tận dụng được hết tính năng của các thiết bị IP camera hiện có trên thị trường, đồng thời khắc phục những nhược điểm truyền thống.

Sản phẩm ứng dụng công nghệ AI chuyển đổi văn bản tiếng Việt thành giọng nói (Text-To-Speech). 

Sản phẩm ứng dụng công nghệ AI chuyển đổi văn bản tiếng Việt thành giọng nói (Text-To-Speech). 

Bên cạnh các nghiên cứu từ giảng viên, những dự án của sinh viên Đại học bách khoa như "Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục" và "Hệ thống quét 3D bằng ánh sáng cấu trúc" cũng gây được tiếng vang. Dự án "Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục" đạt giải Nhất cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Trên đây chỉ là một số sản phẩm nghiên cứu khoa học dựa trên triết lý hướng tới làm chủ công nghệ lõi, kết nối nghiên cứu với doanh nghiệp và khơi lửa tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong sinh viên. 

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có ưu thế trong việc kết hợp sức mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ từ giảng viên đến sinh viên, thương mại hóa sản phẩm trong mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có ưu thế trong việc kết hợp sức mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ từ giảng viên đến sinh viên, thương mại hóa sản phẩm trong mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Trong bảng xếp hạng của The Times Higher Education (THE), Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) trong top 1.000 đại học uy tín nhất thế giới và top 400 trường đại học lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trên toàn cầu.

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, số lượng công bố quốc tế của trường tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2019, công bố khoa học của trường trên tạp chí ISI là 159, tạp chí Scopus (77), tạp chí quốc tế khác (41). 

Kết quả này ghi nhận hướng đi chú trọng đón đầu xu thế nghiên cứu, phát triển ở bậc sau đại học, tạo điều kiện cho sinh viên, giảng viên làm việc trong lĩnh vực R&D  phần mềm gắn với những lĩnh vực khác như điện, điện tử, tự động hóa, cơ khí... trong mối liên hệ liên ngành. Ngoài ra, trường còn xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ trung và dài hạn, xây dựng các chương trình nghiên cứu, mở rộng và nâng cao chất lượng các đề tài hướng sản phẩm công nghệ tiên tiến...

"Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục triển khai 'mạch' nghiên cứu khoa học này của nhà trường. Tuy nhiên, nếu có thêm những hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn lực, đầu tư, chắc chắn nhiệm vụ này sẽ được thực hiện tốt hơn nữa, đem lại hiệu quả cho nhà nước, xã hội", GS.TS Đinh Văn Phong – Phó Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội cho biết.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 4146

Về trang trước Về đầu trang