Tin KHCN trong nước
Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội (09/10/2019)
-   +   A-   A+   In  

Trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống - xã hội, việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất có thể giúp Viện Ứng dụng Công nghệ phát triển và thành công trong giai đoạn hiện nay. Đây là khẳng định của bà Phạm Hương Sơn - Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội được Viện tổ chức ngày 9/10/2019 tại Hà Nội.

Tiền thân là Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia được thành lập ngày 16/10/1984 theo Nghị định 135/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ, Viện đã trải qua 3giai đoạn phát triển: 1984-1994 trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng; 1994 đến 2004 trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (được đổi tên thành Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ); từ 2005 đến nay, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (giai đoạn phát triển với tinh thần tự chủ). Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Viện luôn được giao thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ mới trong các lĩnh vực: laser, quang điện tử, vi điện tử, thông tin - điều khiển tự động, sinh học, vật liệu mới, môi trường…, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Với 9 báo cáo tham luận (Công nghệ chuỗi khối - xử lý giao dịch, các thách thức và xu hướng; Xây dựng hệ thống phòng vệ đoàn tàu tự động kiểu điểm; Nghiên cứu chế tạo mạch số hóa tín hiệu các bộ đo và truyền động đồng bộ góc; Công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải rắn, hữu cơ bằng phương pháp nhiệt phân; Phân loại hoa quả bằng mạng nơron học sâu; Công nghệ và thiết bị lọc màng FMX ứng dụng trong tái chế dầu thải làm nhiên liệu; Khả năng đối kháng của vi khuẩn Baciilus sp. với vi nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng trên Thanh Long; Nghiên cứu chế tạo thử nghiệp hộp tích hợp màng MAP ứng dụng trong bảo quản nông sản tươi; Nghiên cứu nuôi thử nghiệm chủng Spirulina platennis TH nước lợ tại Thanh Hóa), các đại biểu tại Hội thảo đã thảo luận và khẳng định, để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa, giá trị về kinh tế - xã hội gia tăng cao, chúng ta cần phải nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế để làm sao có thêm nhiều ý tưởng, giải pháp để tạo ra nhiều sản phẩm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 2445

Về trang trước Về đầu trang