Tin KHCN nước ngoài
Thuật toán cho phép rô bốt xác định vị trí của con người tại khu vực bị thảm họa/thiên tai (28/10/2014)
-   +   A-   A+   In  

Với khả năng di chuyển trong phạm vi, không gian chật hẹp và môi trường không ổn định mà không gây nguy hiểm tới con người, rô bốt luôn là một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất được sử dụng để hỗ trợ cho công tác cứu nạn và khắc phục hậu quả tại các khu vực bị thảm hoạ hay thiên tai.

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Guadalajara (UDG), Mexico mới đây công bố họ đã phát triển thành công một thuật toán được xem là rất hữu dụng khi sử dụng trong những điều kiện và khu vực nguy hiểm, nó cho phép rô bốt khả năng phân biệt cũng như xác định vị trí của con người trong những đống đổ nát.

 

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã sử dụng một rô bốt có hình dáng tương tự như rô bốt iRobot's 110 FirstLook, tuy nhiên, rô bốt này lại không có khả năng tự thăng bằng. Rô bốt được gắn các cảm biến chuyển động, camera, laze và hệ thống hồng ngoại, cho phép khả năng xác định và vẽ đường di chuyển qua một môi trường cụ thể hay có thể xây dựng một bản đồ dẫn đường 2D. Bên cạnh đó, rô bốt còn được trang bị đèn chớp và một camera lập thể sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh 3 chiều, có khả năng phân biệt các loại chướng ngại vật, đồng thời xác định kích thước và khoảng cách cũng như cho phép ghi lại hình ảnh và nhận biết hình ảnh con người trong môi trường, khu vực được quan sát.

 

Rô bốt sử dụng camera HD với độ nét cao để quét khu vực, môi trường xung quanh, sau đó, những hình ảnh ghi lại sẽ được sắp xếp, đặc biệt, những hình ảnh thu được từ những đống đổ nát tại khu vực xảy ra thiên tai sẽ được tách và lọc ra. Một bộ mô tả thu được những vị trí 3D để phân đoạn, sử dụng các trị số về hình dạng, màu sắc và mật độ của vật thể qua những hình ảnh đã được chụp lại.

 

 

Các phân đoạn này sau đó được kết hợp để tạo ra một hình ảnh mới, hình ảnh này sau đó đi qua một cái lọc, giúp xác định hình chiếu của con người trong khu vực được rà soát. Toàn bộ hệ thống được tích hợp vào rô bốt, vệc dẫn đường và chỉ thị cho rô bốt được thực hiện qua một hệ thống thuật toán chạy trên máy tính. Do đó, người ta không cần sử dụng dây kết nối rô bốt với bộ điều khiển.

 

Daniel Arana, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Khoa học Chính xác (CUCEI) tại UDG cho biết "Nhận dạng cho phép các bộ mô tả tự động phân biệt các đối tượng, vật thể thể hiện những thông tin và đặc điểm của con người. Điều này cũng có nghĩa là việc phát triển các thuật toán góp phần giúp giải quyết vấn đề thường gặp phải của bộ mô tả và các đặc điểm của một đối tượng hay vật thể".

 

Nhà nghiên cứu Arana Daniel đã sử dụng các hình chiếu để tạo thành một mạng lưới thần kinh giúp nhận biết hình ảnh. Mạng lưới có tên gọi là CSVM và có thể được sử dụng để nhận dạng hình chiếu, xác định dấu vân tay, chữ viết tay, khuôn mặt, tần số âm thanh cũng như trình tự ADN của con người.

 

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đang có kế hoạch tiếp tục phát triển loại rô bốt này với mục đích tự động phân loại các hình dạng của con người dựa trên kinh nghiệm và thực nghiệm trước đó.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 6599

Về trang trước Về đầu trang