Tin KHCN trong nước
TPHCM đưa vào sản xuất 55 giống cây trồng mới (19/08/2019)
-   +   A-   A+   In  

Tại Diễn đàn quản lý giống và tiềm năng phát triển giống cây trồng ở TPHCM, nhân Hội chợ - Triển lãm giống và nông nghiệp công nghệ cao TPHCM lần 7, Sở NN-PTNT TPHCM cho biết, từ năm 2018 đến nay, các doanh nghiệp đã nghiên cứu, chọn lọc, thử nghiệm tính thích nghi 136 giống cây trồng mới và đưa vào sản xuất 55 giống mới; trong đó có 46 giống rau, 1 giống lúa, 8 giống hoa. 

Nhờ áp dụng nhiều giống mới vào sản xuất cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rau, bình quân năng suất tăng 10%/năm.

Hiện ở TPHCM có 38 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi. Năm 2018, số lượng giống TPHCM cung cấp cho khoảng 1,1 triệu ha gieo trồng ở các tỉnh khu vực (chiếm 96,7%) và vùng sản xuất nông nghiệp ngoại thành TPHCM.

Thành phố còn có 20 tổ chức nuôi cấy mô thực vật, cung cấp khoảng 16 triệu cây giống cấy mô/năm, chủ yếu là giống lan nhiệt đới như Mokara, Dendrobium... phục vụ cho việc mở rộng vùng sản xuất hoa kiểng TP như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. 

Ngoài ra, nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trong quản lý, sản xuất giống cây trồng, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đã phối hợp với các đơn vị, chuyên gia trong và ngoài nước tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ cao trong chọn, tạo giống cây trồng; phối hợp với các chuyên gia đầu ngành trong nước tập huấn cho gần 100 học viên về kỹ thuật chọn tạo giống; cùng với Trường Đại học Tsukuba (Nhật Bản) tập huấn về công nghệ nhân giống cho gần 70 học viên là cán bộ nghiên cứu khoa học của các viện, trường của TP; từ đó tăng cường nguồn nhân lực ngành giống.

 

Nguồn: http://www.sggp.org.vn

Số lượt đọc: 2223

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công bố giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020 (23/12/2020)
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)