Tin KHCN trong nước
Nghệ An: Lễ Công bố nhãn hiệu chứng nhận "Dê Tân Kỳ" (31/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Vừa qua, tại UBND huyện Tân Kỳ đã diễn ra lễ Công bố nhãn hiệu chứng nhận "Dê Tân Kỳ" và Hội thảo khoa học xây dựng mô hình quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Dê Tân Kỳ".

 Tham dự buổi lễ, về phía Sở kH&CN có ông Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc Sở KH&CN, cán bộ phòng quản lý KH&CN cấp huyện, Phòng Quản lý Công nghệ và TTCN, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Về phía UBND huyện Tân Kỳ có ông Nguyễn Văn Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện - Chủ trì Hội nghị, đại diện lãnh đạo UBMTTQ, trưởng các phòng ban thuộc UBND huyện...

Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Văn Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện - cho biết: Hiện nay toàn huyện có đến 30.000 con dê và dự kiện sẽ tăng trong những năm tới. Năm 2018, Cực Sữ Hữu trí tuệ đã cấp bằng chứng nhận Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm "Dê Tân Kỳ" Nghĩa là chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, về quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng - An toàn sinh học, chất lượng thịt...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nhạc cho biết: sau khi xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận thì cần hoàn thiện quy chế sẽ xây dựng và mở rộng để dê Tân Kỳ có thể trở thành hàng hóa. Bên cạnh đó cần phối hợp với công ty tư vấn đề hoàn thiệu hồ sơ... để giám sát và để nhãn hiểu chứng nhận phát huy giá trị. Đặc biệt xây dựng nhãn hiệu, logo, tem truy xuất. UBND huyện cần giao cho 1 đơn vị sử dụng và khai thác nhãn hiệu. Tuyên truyền và truyền thông rộng nhãn hiệu cho nhân dân trong và ngoài huyện biết về sản phẩm.

Tại hội nghị, ông Phạm Xuân Cần - Đại diện Công ty Tư vấn Faxuca đã trình bày dự thảo Mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận Dê Tân Kỳ và Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu Chứng nhận "Dê Tân Kỳ". Cũng tại hội thảo đại diện cán bộ huyện cùng với các hộ dân nuôi dê có những ý kiến phát biểu về vấn đề quy trình nuôi, nguyên tắc quản lý cũng như phương hướng phát triển sản phẩm thành hàng hóa...

 

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 2643

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)