Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu phát triển xe tự hành phun thuốc trừ côn trùng cho vườn cây ăn trái (31/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Hầu như vườn cây ăn trái thường cao hơn đầu người nên phải hướng vòi phun lên cao, nước thuốc dễ rơi vào người phun, lượng nước thuốc rơi vãi xuống đất nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường. Phần lớn việc phun thuốc cho vườn cây ăn trái không có dụng cụ phun phù hợp mà vẫn dùng bình phun thuốc thông thường, thủ công.

Loại bình phun này không thể phun lên cao được nên thường phải nới béc để tia phun có thể phun lên cao. Việc này làm cho hạt thuốc phun ra có kích thước quá lớn nên không bám dính được vào lá bao nhiêu mà rơi rớt trở lại xuống dưới, và như vậy rất dễ rơi vào cơ thể người phun thuốc đứng bên dưới. Gần đây, có một số nghiên cứu của các nhà nông, trồng vườn ở một số các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ đã có gắng cơ khí hoá công việc phun thuốc trừ sâu nhưng nhìn chung đều có những hạn chế lớn như không thay đổi được độ cao phun, kích thước xe cồng kềnh, phải có người trực tiếp ngồi trên xe mui trần lái, không thích hợp vào việc phun thuốc diệt trừ sâu bệnh cho các vườn cây ăn trái. 

Các loại máy, thiết bị hoạt động theo nguyên lý cơ khí - tự động hoá phun thuốc trừ sâu diệt trừ sâu bệnh cho vườn cây ăn trái chưa có trên thị trường của Việt Nam. Chính vì vậy cần phải có một thiết bị phun thuốc trừ sâu chuyên dụng phù hợp cho vườn cây ăn trái, thiết bị cho phép phun được tầm cao và tầm thấp với áp lực đủ mạnh để tia nước thuốc phun ra mịn giúp tăng hiệu lực thuốc. Thiết bị có thể được điều khiển từ xa giúp người vận hành ngăn chặn được tối đa lượng thuốc xâm nhiễm vào cơ thể do thuốc rơi từ trên xuống, do đi lại trên mặt đất ướt sủng thuốc… Từ những lý do trên, năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Công thương TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển xe tự hành phun thuốc trừ côn trùng cho vườn cây ăn trái”. Chủ nhiệm đề tài là TS. Bùi Mạnh Tuân.

 

Nguồn: http://www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 1433

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)