Được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Chalmers (Thụy Điển), tấm MOST dựa trên hệ thống lưu trữ norbornadiene-quadricyclane, trong đó, Norbornadiene (NBD) và quadricyclane (QC) là dạng hydrocacbon và được xem là các yếu tố tiềm năng có khả năng lưu trữ năng lượng mặt trời. Cấu tạo này làm cho tấm phim trong suốt có màu vàng cam khi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Vật liệu có khả năng hấp thu phần lớn năng lượng mặt trời vào buổi sáng sớm. Cụ thể hơn, mỗi phân tử hấp thụ và tiếp nhận năng lượng của từng hạt photon ánh sáng tới, gây nên hiện tượng đồng phân. Điều này có nghĩa là phân tử tạm thời biến đổi thành một dạng phân tử khác, với cùng một nguyên tử nhưng theo cách sắp xếp khác.
Với cấu trúc như vậy, ta có một tấm hấp thụ năng lượng mặt trời hoàn toàn trong suốt, hiệu năng của tấm pin nhờ đó cũng tăng lên. Do đó, không khí bên trong tòa nhà sẽ mát hơn so với bình thường, giảm thiểu nhu cầu cũng tiết kiệm chi phí sử dụng điều hòa.
Tuy nhiên, vào buổi tối, khi không tiếp xúc với các tia mặt trời, phân tử trên bề mặt tấm pin trở lại dạng ban đầu, giải phóng năng lượng dự trữ vào môi trường trong nhà dưới dạng nhiệt trong tối đa tám giờ, giúp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống tòa nhà.
Các nhà khoa học cho biết họ hiện đang nghiên cứu biện pháp nhằm gia tăng nồng độ phân tử cũng như giảm giá thành của việc sản xuất công nghệ mới. Họ tin rằng nếu những mục tiêu này sớm được hoàn thành thì sản phẩm được thiết kế để trang bị thêm cho cửa sổ các tòa nhà sẽ sớm có mặt trên thị trường.
Nghiên cứu, được dẫn dắt bởi Giáo sư Kasper Moth-Poulsen, được mô tả trong một bài báo được công bố gần đây trên tạp chíAdvanced Science.