Tin KHCN trong nước
Việt Nam lần đầu thử nghiệm công nghệ điện trường bảo quản thực phẩm (17/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Công nghệ tạo ra trường tĩnh điện giúp thực phẩm tươi cả tháng mà không bị đóng băng khi ở nhiệt độ đông lạnh.

Công nghệ bảo quản lạnh Hyokan (công nghệ điện trường) được Viện nghiên cứu và phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ hợp tác cùng một đơn vị của Nhật Bản nghiên cứu lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Công nghệ này sử dụng điện trường để bảo quản các loại thực phẩm có yêu cầu độ tươi ở nhiệt độ thấp như trái cây, rau, thủy sản để vận chuyển trong nội địa Việt Nam hoặc xuất khẩu, thời gian lên tới nhiều tháng.

Công nghệ này hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo ra trường tĩnh điện với dòng điện áp cao, dòng điện lưu thấp bên trong tủ lạnh, có thể vừa duy trì được độ tươi của thực phẩm các loại mà không bị đóng băng ngay cả khi ở nhiệt độ đông lạnh.

Thử nghiệm trên trái cam Valencia 2 ở nhiệt độ 2 độ C và điện áp 3.500V cho thấy, chất lượng quả cam tốt hơn so với bảo quản trong tủ lạnh thông thường ở nhiệt độ 2 - 4 độ C. Quả cam được bảo quản bằng công nghệ Hyokan sau 4 tháng vẫn giữ được màu sắc vỏ, hao hụt khối lượng tự nhiên ít (2,8%), độ cứng quả (7,03 kg/cm2), hạn chế được các biến đổi hóa lý: hàm lượng chất khô hòa tan TSS (13,29%), hàm lượng vitamin C (24,37 mg%), đặc biệt chất lượng cảm quan vẫn duy trì ở mức độ tốt. 

Quả cam V2 sau 4 tháng bảo quản bằng công nghệ Hyokan (tháng 4 - 8/2018). Ảnh: TH.

Quả cam V2 sau 4 tháng bảo quản bằng công nghệ Hyokan (tháng 4 - 8/2018). Ảnh: TH.

Nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm với quả dâu tây Mộc Châu, ở nhiệt độ -2 độ C, điện áp 3.500V cho chất lượng tốt hơn so với bảo quản ở nhiệt độ thường ở nhiệt độ 2 - 4 độ C. Dâu tây bảo quản bằng công nghệ Hyokan sau 28 ngày vẫn giữ được màu sắc bên ngoài, độ cứng có sự giảm chậm, hạn chế các biến đổi hóa lý (hao hụt tự nhiên giảm 0,58%, tỷ lệ hư hỏng là 36,11%).

Các thí nghiệm cho thấy điện trường kết hợp với nhiệt độ lạnh làm ức chế hoạt động của vi sinh vật, làm chậm các quá trình biến đổi hóa, lý, sinh học bên trong quả dâu tây. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo, để hạn chế những tổn thất và hao hụt về chất lượng, có thể tiêu thụ dâu tây trong khoảng 21 ngày khi bảo quản bằng công nghệ Hyokan. 

Công nghệ này có thể áp dụng quy mô tùy thuộc theo nhu cầu bảo quản. Tức là tùy theo diện tích kho để lắp thêm thiết bị tạo trường tĩnh điện điện áp cao. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đang nghiên cứu thêm với dầu ăn, gạo, thịt và một số loại quả như vải, chanh leo... bằng công nghệ Hyokan nhằm đánh giá khả năng cũng như chất lượng bảo quản của công nghệ này đến từng loại sản phẩm. Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết bài toán xuất khẩu và vận chuyển đi xa khi ứng dụng trên các container cải tiến có lắp công nghệ Hyokan.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 2192

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)