Tin KHCN nước ngoài
Chế tạo robot có thể học cách nhận dạng đồ vật bằng thị giác và xúc giác (15/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Robot đang tiến gần hơn đến việc có thể nhìn thấy và cảm nhận được thế giới vật chất.

Một nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts đã xây dựng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng dự đoán một đồ vật trông như thế nào hoặc cảm nhận đồ vật ấy bằng cách sử dụng ‘thị giác’ và ‘xúc giác’.

Các nghiên cứu gia cho biết nghiên cứu này có thể giúp con người và máy móc hợp tác với nhau suôn sẻ hơn ở nơi làm việc.

Các kết quả nghiên cứu này còn mang robot đến gần hơn với việc cạnh tranh một chức năng phổ biến của não người, đó là: Khi con người nhìn vào một đồ vật, người ta thường có thể dự đoán đồ vật ấy sẽ như thế nào – cứng, mềm, dẻo…..

Tương tự, khi con người chạm vào một đồ vật bằng mắt, họ thường hình thành một bức tranh trong đầu về việc họ nghĩ đồ vật ấy trông như thế nào.

Nhóm nghiên cứu lấy một cánh tay robot KUKA, một loại máy móc thường được sử dụng trong nhà kho, sau đó trang bị thêm cảm biến GelSight, đây là một loại cảm biến xúc giác được làm bằng cao su.

Từ đó, các nghiên cứu gia đã ghi lại 12.000 video gồm 200 đồ vật được chạm vào, bao gồm vải, các công cụ và sản phẩm trong gia đình.

Các video được cắt thành những tấm ảnh tĩnh, ghép thành một bộ dữ liệu gồm hơn 3 triệu ảnh.

Sau khi nghiên cứu bộ dữ liệu này, cánh tay robot có thể bắt đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa những thông tin tĩnh với các thông tin bằng mắt nhìn với sự hỗ trợ của mạng đối kháng sinh mẫu (GAN).

Trong trường hợp này, GAN lấy bộ dữ liệu ‘VisGel’ và ra sức đưa ra các phỏng đoán về việc một đồ vật trông như thế nào dựa trên các dữ liệu tĩnh.

Con robot này chỉ hoạt động ở môi trường được điều chỉnh, và không có một số khả năng như đánh giá màu sắc hoặc độ mềm của đồ vật.

Tuy nhiên, có rất nhiều gợi ý về việc sử dụng con robot này ở nơi làm việc.

Nguồn: dost-dongnai.gov.vn

Số lượt đọc: 930

Về trang trước Về đầu trang