Tin KHCN trong nước
Sơn La: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi bò, lợn (15/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Mới đây, Hội đồng KH&CN tỉnh Sơn La (Hội đồng) tiến hành họp tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi bò, lợn trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Ông Đoàn Đức Lân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc làm chủ tịch Hội đồng.

Đề tài có 2 hồ sơ đăng ký tổ chức chủ trì gồm:

 Hồ sơ 1: tổ chức đăng ký chủ trì là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Minh đăng ký làm chủ nhiệm đề tài.

Hồ sơ 2: tổ chức đăng ký chủ trì là Viện Công nghệ sinh học, TS Nguyễn Thị Diệu Thúy đăng ký làm chủ nhiệm đề tài.

Theo số liệu thống kê năm 2018, tỉnh Sơn La phát triển với hơn 320.000 con bò, 582.000 con lợn. Ngành chăn nuôi bò sữa rất phát triển ở khu vực Mộc Châu, riêng chăn nuôi lợn chủ yếu nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chỉ có 14 trang trại nuôi lợn tập trung với quy mô lớn. Tại các khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ hầu hết chất thải chưa được xử lý, thu gom gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý chất thải trong chăn nuôi bò, lợn sẽ xử lý được nước thải trong chăn nuôi và xử lý chất thải rắn thành phân bón trong các hộ chăn nuôi bò, lợn ở Sơn La nhằm giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường đồng thời hạn chế nguồn phát sinh mầm bệnh cho người và vật nuôi.

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn. Theo đánh giá, về cơ bản 2 hồ sơ tham gia tuyển chọn đáp ứng định hướng mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo thông báo tuyển chọn, đảm bảo được tính mới, tính sáng tạo, tính cấp thiết, không trùng lặp của đề tài với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã và đang thực hiện.

Sau khi thảo luận, Hội đồng đã chấm điểm đánh giá đối với 2 hồ sơ đăng ký tuyển chọn, kết quả trung bình: Viện Công nghệ sinh học đạt 78,3 điểm; Học viện Nông nghiệp Việt Nam đạt 64,8 điểm. Hội đồng công bố Viện Công nghệ sinh học trúng tuyển là tổ chức chủ trì, TS Nguyễn Thị Diệu Thúy làm chủ nhiệm đề tài.

 

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 2177

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)