Tin KHCN nước ngoài
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đẩy nhanh Nông nghiệp 4.0 (12/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Hiện tại, hơn 80% dân số của các nước lớn OECD hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ. Dân số tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 2-3%. Ở hầu hết các nước phát triển, dân số tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp đều giảm mạnh, trong khi độ tuổi của người làm nông nghiệp thì lại tăng lên.

Tại Hàn Quốc, hơn 50% nông dân trên 60 tuổi và hơn 40% là trên 65 tuổi. Dân số trên toàn cầu đang chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ sản xuất. Do đó, trong nền kinh tế thế giới hiện tại, chỉ 5% dân số thế giới làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng lại chiếm hơn 60% hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.


Trước thực tế này, các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản đang cố gắng giải quyết các vấn đề nông nghiệp thông qua cơ giới hóa, tự động hóa và hiện đại hóa. CMCN 4.0 chính là thời cơ thích hợp để đẩy nhanh quá trình mở rộng quy mô và thương mại hóa nông nghiệp. Để đáp ứng với xu hướng này, dự kiến nông nghiệp trong tương lai sẽ phát triển thành các ngành công nghệ cao trong đó các hệ thống được kết hợp với trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Những hệ thống đó sẽ hội tụ thành một đơn vị đơn lập trong đó máy móc nông nghiệp, làm đất gieo hạt, quản lý trang trại, dự báo sản xuất, và thủy lợi sẽ được kết hợp lại. Sử dụng công nghệ lõi của CMCN 4.0, robot, dữ liệu lớn và AI sẽ kết hợp với nông nghiệp để tạo ra một thời đại siêu hợp nhất mới. Thời đại này sẽ phát triển các giá trị kinh tế, xã hội và đạo đức trên nhiều mặt, được hợp nhất với các ngành công nghiệp khác nhau và được thể hiện ở các mô hình kinh doanh.

CMCN 4.0 tác động mạnh đến ngành nông nghiệp nhờ ba phương diện sau:


Thứ nhất, tối ưu hóa chính xác sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề tồn tại trong nông nghiệp. Nông nghiệp là một ngành mang tính đặc thù trong đó đầu vào và đầu ra không nhất quán với nhau. Cụ thể, sản lượng lương thực hoàn toàn có thể đáp ứng cho nhu cầu của toàn bộ dân số trên Trái đất. Tuy vậy, có tới 30-50% lượng lương thực được sản xuất ra bị bỏ phí, trong khi đó vẫn có nhiều người chết đói trên thế giới. Khoảng 80% lượng nước trên hành tinh được sử dụng phục vụ cho nông nghiệp, ấy vậy chỉ nuôi sống được 20% cây trồng còn phần nước dùng không hiệu quả thì bị bỏ phí. Tại Anh, việc sử dụng phân bón nitơ dẫn đến bệnh xanh lá. Mỗi một vấn đề này đều có thể được giải quyết nhờ nông nghiệp chính xác. Nông nghiệp chính xác là phương pháp tính toán điều kiện tăng trưởng và tình trạng đất để quản lý chính xác cây trồng, có thể giải quyết vấn đề bằng cách xây dựng một hệ thống nông nghiệp tối ưu hóa, có khả năng kết nối sản xuất, phân phối và tiêu dùng.


Thứ hai, xu thế nghịch đảo của các yếu tố sản xuất tại nông thôn, bao gồm cả nguồn nhân lực, sẽ có tác động lớn đến nông nghiệp. Nguồn vốn, lao động và tài nguyên công nghệ rời bỏ làng quê nông thôn ở các thế hệ trước sẽ có khả năng quay trở lại trong kỷ nguyên CMCN 4.0. Đó là do lực lượng lao động của các thành phố sẽ nhận thấy những khu vực nông thôn mới chính là nơi tạo ra việc làm lao động thực sự mang ý nghĩa nghỉ ngơi và thư giãn. 


Thứ ba, các công nghệ CMCN 4.0 sẽ có tác động đáng kể đến các vấn đề về thời tiết. Nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết và hiện tại khoa học chưa có phương tiện nào dự đoán chính xác và kiểm soát. Vì vậy, nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào trí thông minh, trí tuệ và cả kinh nghiệm của con người, nên do đó rất khó chuẩn hóa. Công nghệ CMCN 4.0 có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn cả sự khôn ngoan và kinh nghiệm của con người. Nó sẽ giải quyết một số vấn đề nhất thể giải quyết được bằng công nghệ hiện tại, ví dụ như mùi vật nuôi, chi phí cho xử lý quá nhiều và khả năng xảy ra dịch hại do biến đổi khí hậu. Vì vậy, CMCN 4.0 có thể được xem như một cuộc cách mạng thân thiện với người nông dân. Đồng thời, nó sẽ dẫn đến những đổi mới công nghệ lớn lao hơn và những thay đổi sâu rộng trong cả kinh tế, xã hội và đời sống

 

Nguồn: http://www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 3365

Về trang trước Về đầu trang