Tin KHCN trong nước
Gieo hạt bằng máy trong sản xuất rau VietGAP (03/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Sử dụng máy gieo hạt trong sản xuất rau VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất gieo hạt tăng 24 lần, tăng thêm tối đa 4 vụ rau ngắn ngày trong năm, lợi nhuận tăng từ 50 đến 130 triệu đồng/ha.

Mô hình do Trạm khuyến nông huyện Củ Chi triển khai theo chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất cây trồng chủ lực của TP.HCM. Mô hình triển khai trên diện tích 1 ha, sử dụng máy gieo hạt ASM 03 (gieo hạt trên khay) và máy gieo hạt tự hành (robot gieo hạt). Các máy gieo hạt này có ưu điểm là năng suất đạt cao, xuống giống kịp thời vụ, khoảng cách gieo hạt đều nhau, giúp cây tận dụng tốt ánh sáng, không bị tình trạng hạt gieo quá dày hoặc quá cách xa nhau, độ sâu vừa phải đảm bảo khi gieo hạt xuống đất không bị quá sâu, góp phần tăng năng suất thu hoạch của vụ mùa, từ đó, giúp tiết kiệm từ 0,1 - 0,2 kg hạt giống/ha. Máy gieo hạt trên khay phù hợp với mô hình có diện tích trên 20 ha, còn máy gieo hạt tự hành phù hợp với hộ gia đình. Giá trị của 2 máy này gần tương đương nhau (47 triệu và 57 triệu đồng), tuổi thọ sử dụng khoảng 5 năm.

Tham gia mô hình, nông hộ được hỗ trợ 50% kinh phí mua máy, được hướng dẫn kỹ thuật cạnh gieo hạt bằng máy. Theo yêu cầu của mô hình, hộ tham gia phải áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất rau VietGAP. Theo đó, hộ tham gia phải áp dụng ghi chép nhật ký đồng ruộng, lưu trữ hồ sơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép theo quy tắc 4 đúng, sử dụng phân bón trong ngưỡng cho phép.

Sau 5 tháng triển khai (từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2019), ông Dương Văn Minh, trưởng trạm khuyến nông huyện Củ Chi cho biết, gieo hạt bằng máy trong sản xuất rau VietGAP mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với gieo hạt bằng tay. Cụ thể, đối với gieo hạt bằng máy trên khay tiết kiệm được 35,5 ngày làm việc và 71 lao động trên 1 ha, năng suất gieo hạt tăng 27 lần, rút ngắn thời gian thu hoạch từ 35 ngày/vụ xuống còn 25 ngày/vụ, nhờ đó, tăng thêm được 4 vụ trồng rau trong năm (từ 10 vụ lên 14 vụ). Còn máy gieo hạt tự hành (robot gieo hạt) - gieo hạt xong không phải tốn thêm công cấy và chỉ chăm sóc chờ thu hoạch nên cho lợi nhuận 133,2 triệu đồng/ha, gấp 2,5 lần máy gieo hạt trên khay. Đáng kể nhất, cả 2 máy đều giúp tăng năng suất gieo hạt lên 25 - 27 lần và giảm trên 30% chi phí sản xuất cây con so với việc gieo hạt bằng tay, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ.

 

Nguồn: http://www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 2645

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)