Tin KHCN nước ngoài
Nhà máy điện trên đại dương - tái chế CO2 từ đại dương (21/06/2019)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu đang tính toán xây dựng các đảo nổi sản xuất năng lượng mặt trời với công suất lớn.

Giấy, lon thiếc, thủy tinh - là những chất mà chúng ta tái chế càng nhiều càng tốt. Vậy tại sao không tư duy là khí nhà kính carbon dioxide (CO2) là một sản phẩm tái chế? Nhiên liệu lỏng dựa trên carbon sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tương lai - bất chấp những nỗ lực quốc tế để giảm chúng. Vì vậy, để thu hồi khí thải CO2 từ môi trường và sử dụng lại là điều hợp lí.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán ý tưởng này và đã chỉ ra rằng các đảo metanol mặt trời có thể sản xuất đủ năng lượng để sử dụng trong quá trình lâu dài dành cho việc chuyển đổi toàn bộ CO2 phát ra từ các phương tiện vận chuyển trên biển.

Ở giữa các đại dương, hydro (H2) sẽ được sản xuất từ năng lượng mặt trời (và nước), sau đó được chuyển đổi thành metanol tại chỗ bằng cách sử dụng CO2 chiết xuất từ nước biển. Các nhà nghiên cứu đã phân tích chi tiết một kịch bản dường như hoàn toàn chỉ là giả thuyết, nhưng đã cung cấp cơ sở cho việc thực hiện.

Từ ánh sáng mặt trời - điện - hydro – methanol

Ý tưởng này dựa trên các đảo năng lượng mặt trời, tức là các nền tảng nổi được trang bị hệ thống quang điện. Tuy nhiên, vì năng lượng mặt trời không thể được lưu trữ và vận chuyển, cho nên một nhà máy điện mặt trời trên biển không có ý nghĩa gì. Metanol lỏng (CH3OH) cũng như khí metan (CH4) có thể được sản xuất từ carbon dioxide và hydro. Ý tưởng của các nhà nghiên cứu là các nguyên liệu thô có thể được lấy trực tiếp từ đại dương hoặc được sản xuất ở đó.

Một "hòn đảo methanol" như vậy có giá rất đắt: việc xây dựng một nhà máy hóa chất như vậy trên đại dương sẽ tốn khoảng 90 triệu đô la Mỹ. Điều này sẽ bao gồm khoảng 70 hòn đảo quang điện với đường kính khoảng 100 m2 và một con tàu với các nhà máy điện phân và tổng hợp. Điều này sẽ dẫn đến tổng diện tích khoảng 550.000 m2. Nhưng một cụm duy nhất là không đủ để đạt được sự cân bằng CO2.

Tổng cộng có 170.000 hòn đảo như vậy là cần thiết để tái chế lượng CO2 nhiều như hiện nay đang phát ra - một mục tiêu không tưởng, nhưng là một mục tiêu đáng theo đuổi. 

 

Nguồn: http://www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 2549

Về trang trước Về đầu trang