Tin KHCN trong nước
Việt Nam -Trung Quốc hợp tác bảo hộ sở hữu trí tuệ (15/06/2019)
-   +   A-   A+   In  
Kinh nghiệm về góp vốn bằng tài sản trí tuệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị và thẩm định đơn sáng chế, hai bên cùng chia sẻ.

Bản ghi nhớ hợp tác song phương được Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA) ký ngày 14/6 tại Hà Nội, nhằm tạo nền tảng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm của hai nước. Trong đó việc xây dựng và triển khai chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia, thẩm định và cấp quyền, huy động vốn bằng tài sản trí tuệ và các dịch vụ thông tin nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng tài sản trí tuệ... là nhiệm vụ trọng tâm. Hai bên sẽ cùng nhau hỗ trợ chuyên môn trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và việc quản lý nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, góp phần tạo thuận lợi cho việc bảo hộ và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

CNIPA trong top 5 cơ quan sở hữu trí tuệ lớn và hiện đại nhất thế giới, với hơn 10.000 thẩm định viên Sáng chế và 15.000 thẩm định viên Nhãn hiệu. "Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam mong muốn học hỏi những lĩnh vực mà CNIPA có thế mạnh trong định giá và góp vốn bằng tài sản trí tuệ; thương mại hóa tài sản trí tuệ; khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản trị và thẩm định đơn sáng chế và nhãn hiệu; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... đặc biệt là kinh nghiệm xử lý đơn tồn", ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam nói.

Với việc áp dụng hệ thống giám sát, nâng cao chất lượng thẩm định, CNIPA đặt mục tiêu cho thời hạn thẩm định hơn từ năm 2020 trở đi đối với Sáng chế là 16 tháng, Nhãn hiệu là 4 tháng. CNIPA đã hoàn thành tổng kết 10 năm thực hiện và đang bắt đầu triển khai giai đoạn tiếp theo của Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia: "CNIPA sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam các kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện và định hướng giai đoạn mới của Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia của Trung Quốc", ông Shen Changyu, Cục trưởng CNIPA nói.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 2692

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)