Được phát triển bởi các nhà khoa học tại Viện Paul Scherrer và ETH Zurich của Thụy Sĩ, chất này bao gồm một loại polyme gốc silicon với các giọt chất lỏng được bao bọc bên trong nó. Chất lỏng từ học đó được làm từ nước, glycerine và các hạt carbonyl sắt nhỏ xíu – cấu tạo của chất lỏng tương tự sữa mà ở đó các giọt chất béo được phân tán bên trong một dung dịch nước.
Khi không tiếp xúc với từ trường, vật liệu vẫn mềm và dẻo. Mặc dù vậy, ngay khi từ tường được áp vào, các giọt nhỏ trở nên thon dài ra và các hạt sắt tự sắp hàng dọc theo các đường từ. 2 yếu tố này gây ra mức tăng gần 30 lần lần độ cứng của vật liệu.
Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng nếu vật liệu mềm được tạo hình bằng tay thành một hình dạng nhất định sau đó tiếp xúc với một từ trường, nó sẽ trở nên cứng và duy trì hình dạng đó cho đến khi ngắt từ trường. Khi tắt từ trường, vật liệu quay trở về hình dạng ban đầu và chuyển sang trạng thái mềm.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã tạo ra các vật liệu ghi nhớ hình dạng kích hoạt bằng từ tính được làm bằng polyme với các hạt kim loại nhúng bên trong. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ, bản chất lỏng của chất lỏng từ học cho phép polyme của họ trở nên cứng hơn nhiều.
Các ứng dụng khả dĩ cho vật liệu mới bao gồm ống thông thay đổi độ cứng sau khi đã được luồn một cách dễ dàng và an toàn vào mạch máu, lốp tự phồng trên phương tiện thăm dò được sử dụng để khám phá các hành tinh khác hay linh kiện robot có thể thực hiện các cử động mà không cần đến mô tơ.