Tin KHCN nước ngoài
Quả tim đầu tiên được in 3D từ mô và mạch máu người (20/04/2019)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Tel Aviv, Israel đã sử dụng mô và mạch máu người để tạo ra bản in 3D đầu tiên về quả tim có kích thước bằng tim thỏ. Đây là "bước đột lớn trong học" thúc đẩy hoạt động cấy ghép tim. Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai sẽ cho ra đời quả tim đầu tiên phù hợp để cấy ghép trên người cũng như làm miếng vá để tái tạo những quả tim bị khiếm khuyết.

Tal Dvir, trưởng dự án nghiên cứu cho rằng đây là nghiên cứu đầu tiên biến đổi và in thành công toàn bộ quả tim có đầy đủ các tế bào, mạch máu, tâm thất và các ngăn tim. Trước đây, các nhà nghiên cứu khác đã từng cố gắng in 3D cấu trúc của một trái tim nhưng không phải từ các tế bào hoặc mạch máu.


Nhóm nghiên cứu hiện đang tìm cách điều khiển để tim in 3D hoạt động như tim thật. Các tế bào tim nhân tạo hiện có thể co lại, nhưng chưa có khả năng bơm. Các nhà khoa học dự kiến sẽ cấy tim vào mô hình động vật trong 1 năm tới.


Sản xuất “mực in”


Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và cấy ghép hiện là lựa chọn duy nhất có sẵn cho bệnh nhân trong những trường hợp xấu. Nhưng số lượng tim hiến tặng còn hạn chế và nhiều người chết trong khi chờ đợi ghép tim. Kể cả khi được ghép, một số bệnh nhân vẫn tử vong do cơ thể đào thải mô cấy - vấn đề mà các nhà nghiên cứu đang tìm cách khắc phục. 


Các nhà khoa học tại trường Đại học Tel Aviv gọi tim in 3D là “bước đột phá lớn trong y học”. Nó liên quan đến việc sinh thiết mô mỡ của các bệnh nhân để phát triển "mực" cho bản in 3D. Đầu tiên, các miếng vá tim dành riêng cho bệnh nhân được tạo ra sau một quả tim hoàn chỉnh.


Theo Dvir, sử dụng mô của chính bệnh nhân vấn đề rất quan trọng để loại bỏ nguy cơ mô cấy gây ra phản ứng miễn dịch và bị từ chối. Khả năng tương thích sinh học của các vật liệu biến đổi là rất cần thiết để loại bỏ nguy cơ đào thải mô cấy, cản trở thành công của các phương pháp điều trị này. Những thách thức còn lại bao gồm làm thế nào để mở rộng các tế bào để có đủ mô tái tạo một trái tim có kích thước bằng tim người.
Máy in 3D hiện tại cũng bị giới hạn bởi kích thước độ phân giải của chúng và một thách thức khác sẽ là tìm cách in tất cả các mạch máu nhỏ. Dù bản in tim 3D hiện nay chỉ bằng tim thỏ, nhưng tim người có kích thước lớn hơn vẫn cần có công nghệ tương tự.

 

Nguồn: http://www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 4533

Về trang trước Về đầu trang