Tin KHCN trong nước
Nghệ An: Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững trên địa bàn các huyện miền núi (14/04/2019)
-   +   A-   A+   In  

Vừa qua, tại Văn phòng Sở KH&CN Nghệ An đã tổ chức buổi nghiệm thu dự án: "Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát phát triển Cây có củ thực hiện, ông Nguyễn Trọng Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ nhiệm, ông Hoàng Nghĩa Nhạc – Phó Giám đốc Sở, chủ trì buổi nghiệm thu.

Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm dự án đã trình bày báo cáo quá trình triển khai, kết quả dự án của nhóm thực hiện. Mô hình trồng sắn được áp dụng tại 3 huyện: Thanh Chương, Yên Thành, Anh Sơn với mục tiêu chính là áp dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật mới vào canh tác sắn bền vững trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nhằm tăng thu nhập cho người trồng sắn từ 10-15% và góp phần bảo vệ môi trường, dự án đã thực hiện được các nội dung chính: Đánh giá thực trạng sản xuất sắn tại các vùng nguyên liệu sắn ở các huyện miền núi của tỉnh; Xây dựng quy trình canh tác sắn bền vững trên địa bàn các huyện miền núi; Đào tạo người dân nắm vững quy trình.

Qua buổi nghiệm thu, hội đồng phản biện cũng đã đánh giá cao quá trình triển khai thực hiện của dự án. Dự án đã tìm ra được giống sắn có chất lượng cao đồng thời áp dụng tốt quy trình xen canh với lạc. Với hiệu quả của dự án sẽ trở thành quy trình áp dụng, tài liệu tham khảo cho người dân. Bên cạnh đó, hội đồng cũng góp ý một số ý kiến để dự án được hoàn thiện hơn như: Cần bổ sung đầy đủ quy trình áp dụng, mẫu phiếu điều tra khảo sát; Nêu rõ ưu - nhược điểm của hai giống sắn; Tính toán lại hiệu quả kinh tế… Ngoài ra, cần rà soát lại lỗi chính tả, bố cục cần chỉnh sửa hợp lý hơn.

Hội đồng thông qua và đồng ý nghiệm thu, xếp loại: Khá.

 

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 3680

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản vùng Tây Nam Bộ (23/12/2020)
  • Nghiên cứu biến tính ống nano carbon và ứng dụng hấp phụ các hợp chất BTEX gây ô nhiễm trong không khí (23/12/2020)