Tin KHCN trong nước
Khai mạc Triển lãm Analytica Vietnam 2019 (03/04/2019)
-   +   A-   A+   In  

Sáng ngày 03/04/2019 tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn SECC đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán và công nghệ sinh học lần thứ 6 năm 2019 (Analytica Vietnam 2019), do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia phối hợp với Tập đoàn Messe Munchen tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tham dự lễ khai mạc có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng; ông Martin Lechner - Giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh công nghệ mới, Tập đoàn triển lãm quốc tế Munich; ông Trần Đắc Hiến - Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; cùng đại diện các cơ quan lý, nhà khoa học, doanh nghiệp.
Analytica Vietnam 2019, diễn ra từ ngày 03-05/4/2019, là một trong những hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán, công nghệ sinh học. Qua đó, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu công nghệ cao, thiết bị hiện đại được tiếp cận trực tiếp các nhà cung cấp nước ngoài, có điều kiện so sánh, lựa chọn, tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch, mua bán thiết bị, chuyển giao công nghệ cao.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ cơ chế, chính sách và hướng trọng tâm đầu tư của Nhà nước về KH&CN cho khu vực doanh nghiệp, để giúp nâng cao năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Bộ KH&CN cũng đã có nhiều giải pháp cụ thể để hỗ trợ các nhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, làm chủ các công nghệ mới, hiện đại trên thế giới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên, do đòi hỏi ngày càng cao và gia tăng chất lượng cuộc sống, các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thực phẩm và môi trường sống cũng phải ngày càng tăng cao. Điều này đòi hỏi phải có những công nghệ, thiết bị phục vụ phân tích, chẩn đoán hiện đại, có độ chính xác, tin cậy cao, cùng với đội ngũ nhân lực được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Trên thế giới, những công nghệ và thiết bị thí nghiệm phục vụ phân tích, chẩn đoán, nghiên cứu công nghệ sinh học ở trình độ cao đã được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp nắm bắt những công nghệ, thiết bị này còn hạn chế. 

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, việc tổ chức Analytica Vietnam 2019 là hoạt động có ý nghĩa và cần thiểt, giúp các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở dịch vụ phân tích, kiểm định, chẩn đoán của Việt Nam có điều kiện tiếp cận với những công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới. Đồng thời, tìm kiếm đối tác nước ngoài để hợp tác, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Hơn 140 đơn vị đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc,... giới thiệu tại Triển lãm những công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Cụ thể như Máy sắc ký lỏng ghép khối phổ tứ cực - thời gian bay, Thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X tán xạ năng lượng, Máy quang phổ hồng ngoại FTIR Alpha II, Thiết bị chuẩn độ điện thế tự động, Hệ thống phân tích phân bón (NPK) tự động (SAN++), OMNIS - Phương pháp tích hợp mới giúp tăng năng suất và hiệu quả trong phòng thí nghiệm hiện đại,...

Trong khuôn khổ Analytica Vietnam 2019 còn có các hội nghị, hội thảo khoa học như: Nguyên tắc của đảm bảo chất lượng trong phòng thí nghiệm, phân tích; Những vấn đề cơ bản trong khoa học phân tích/sắc ký và phối phổ; Kiểm tra và chứng nhận sản phẩm theo tiêu chí quốc tế; Phân tích và kiểm soát ô nhiễm môi trường; Phân tích thực phẩm và cải thiện chất lượng thực phẩm; Hướng dẫn xử lý mẫu tự động trong phân tích thực phẩm;... với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 2334

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)