Tin KHCN trong nước
Các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng và ứng dụng (28/03/2019)
-   +   A-   A+   In  

Đây là chủ đề của Diễn đàn công nghiệp lần thứ II do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hà Quốc (VKIST) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/3/2019. Diễn đàn thu hút sự tham dự của các nhà quản lý, khoa học và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dược.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, trong năm 2018, VKIST đã tổ chức Diễn đàn công nghiệp lần thứ I với chủ đề về lĩnh vực công nghệ thông tin, sự kiện đã thu hút hơn 90 đại biểu chủ yếu là khối doanh nghiệp. Diễn đàn công nghiệp lần II này sẽ tập trung hỗ trợ và là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Việt Nam gặp gỡ và trao đổi về những thành công và thử thách với sự tham gia của các chuyên gia dược thảo đến từ Trung tâm Kang - nưng, Hàn Quốc. Thứ trưởng đề nghị trên cơ sở các báo cáo tham luận được trình bày tại Diễn đàn, các doanh nghiệp hãy chủ động, tích cực trao đổi với đối tác để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đồng thời tìm được những vấn đề hợp tác mới góp phần vào phát triển của doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn, đại diện của Viện Dược liệu, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên cho biết, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và tri thức bản địa về sử dụng cây dược liệu làm thuốc. Nhưng, hiện còn thiếu công nghệ chiết xuất và các nghiên cứu cơ bản, cần phát triển theo hướng nghiên cứu, ứng dụng các hợp chất có tính sinh học từ nguồn dược liệu. Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất là thiếu kinh nghiệm và vốn để sản phẩm tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, có những rào cản về các thủ tục chứng nhận sản phẩm. Còn theo, đại diện của Công ty Cổ phần Nam Dược, các bất cập trong thực tế sản xuất thuốc là hầu hết các cây dược liệu chưa xác định được các thành phần hoạt chất; dược liệu đưa vào sản xuất chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, khiến chất lượng sản phẩm không ổn định; việc kiểm nghiệm dược liệu thiếu trang thiết bị, công nghệ bào chế lạc hậu nên hiệu suất, năng suất thấp... Do vậy, cần nghiên cứu tiềm năng của dược liệu làm thuốc, phát triển KH&CN để nâng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; xây dựng danh mục cây thuốc có nghiên cứu cơ bản để doanh nghiệp có thể sử dụng, rút ngắn thời gian nghiên cứu sản phẩm...

Trước các vấn đề mà các doanh nghiệp, nhà khoa học đặt ra, TS Kum Dongwha - Viện trưởng VKIST cho biết, VKIST sẽ cùng doanh nghiệp cung cấp các giải pháp công nghệ, mang lại cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.

 

 

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 4282

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)