Tin KHCN trong nước
Giảm 70% lượng thuốc bảo vệ thực vật nhờ sử dụng ozone lỏng (19/03/2019)
-   +   A-   A+   In  

Ông Đặng Văn Vụ, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ môi trường TPHCM, cho biết có thể giảm 70% lượng thuốc bảo vệ thực vật nhờ sử dụng ozone lỏng sau khi thử nghiệm ozone lỏng tại một số trang trại trồng rau ở Đà Lạt, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và vụ lúa Đông Xuân 2018 tại Cần Thơ.

Ozone là tác nhân oxi hóa mạnh (có khả năng xử lý độc tố, màu, mùi,…), có thể thay thế Clo trong khử trùng, diệt khuẩn. So với các phương pháp khác, việc sử dụng ozone có nhiều lợi thế, như: Hiệu quả tiêu diệt virus, vi khuẩn cao hơn; Phân hủy nhanh các phân tử mùi; Không gây ô nhiễm thứ cấp, thân thiện với môi truờng;… Vì vậy, Ozone được ứng dụng trên thế giới ở nhiều lĩnh vực như y tế, môi trường, nông nghiệp, thủy sản,… từ rất lâu.

Với sự hỗ trợ từ Sở KH&CN TP.HCM, nhóm kỹ sư của doanh nghiệp khởi nghiệp - Công ty TNHH Dịch vụ môi trường TP.HCM đã nghiên cứu, phát triển thành công chế phẩm sử dụng ozone lỏng dùng để xử lý đất ô nhiễm, phòng trừ sâu bệnh hại thay cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học,…
Theo ông Vụ, sản phẩm chứa ozone với tỷ lệ khoảng 2% cùng với các axit amin, axit béo bão hòa, Omega 3, Omega 9, Palmitic,… khi vào trong môi trường đất, ozone sẽ giải phóng nguyên tử Oxy tự do có tính oxy hóa rất mạnh. Oxy tự do này sẽ bẻ gãy mạch của các hóa chất, phân hóa học, thuốc trừ sâu tồn dư trong đất, giúp phục hồi đất trồng. “Thời gian để cải tạo đất mất khoảng 1 tháng so với hàng năm nếu để đất tự phục hồi” - ông Vụ cho biết.

Ngoài ra, ozone lỏng còn có thể phòng trừ một số nấm, sâu bọ, côn trùng có hại, trên cây trồng hoặc trong đất; và giúp lá cây tăng cường khả năng quang hợp, bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó, có thể dùng ozone lỏng để xử lý môi trường trong trang trại trồng rau, chăn nuôi,… góp phần làm giảm việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là những hóa chất cấm sử dụng. Tùy từng loại cây trồng mà có tỷ lệ pha loãng ozone khác nhau khi phun tưới. Cây lá mỏng tỷ lệ này từ mức 2 - 2,5‰, cây lá dày 3 - 5‰.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ một trang trại tại TPHCM, cho biết, ông đã thử nghiệm ozone lỏng trên một số cây trồng và đã xử lý được một số bệnh trên những loại cây này mà không cần sử dụng đến thuốc hóa học.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 3678

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)