Tin KHCN trong nước
Robot cắt tỉa viền cây cảnh (08/01/2019)
-   +   A-   A+   In  
Sau 14 tháng nghiên cứu, nhóm sinh viên: Phan Thương Hoài Linh Tâm, Lê Ngọc Ân, Nguyễn Văn Nhân và Phan Trọng Nghĩa (sinh viên lớp DH14CD) thuộc ngành cơ - điện tử, khoa cơ khí - công nghệ Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, vừa chế tạo thành công robot cắt tỉa viền cây cảnh tự động. Nhóm thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Đào Duy Vinh, giảng viên bộ môn cơ điện tử, khoa cơ khí - công nghệ

Robot hoạt động bằng nguồn điện bình ắc qui 12V, có khả năng tự di chuyển quanh bồn cây, với hệ thống lưỡi dao cắt theo ba mặt viền cây, thực hiện cắt tỉa cây với chiều cao và tốc độ tùy chọn.

 

Đặc biệt robot có thể đi thẳng và ôm cua theo bồn cây. Trong 1 giờ hoạt động, robot có thể cắt được 1-2 km cây, giúp năng suất tăng lên gấp 8-10 lần so với máy công cụ cắt tỉa cây cỏ chuyên dụng hiện đang bán trên thị trường.

 

Nhóm sinh viên thiết kế chế tạo robot cắt tỉa viền cây cảnh tự động

 

Theo ThS Đào Duy Vinh, từ quan sát thực tế công việc của công nhân cắt tỉa cây cảnh giữa đường phố khá nguy hiểm và vất vả, nhóm sinh viên này đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra robot tỉa viền cây tự vận hành.

 

Sản phẩm này được chế tạo ngay xưởng thực tập CK6, khoa cơ khí công nghệ trong thời gian từ tháng 7-2017 đến tháng 9-2018. Robot được thiết kế gồm các bộ phận bánh hướng dẫn, các con lăn, cảm biến và lưỡi cắt.

 

"Ngoài động cơ và lưỡi cắt phải nhập từ nước ngoài, phần lớn các bộ phận còn lại của robot đều do sinh viên chế tạo nên giá thành không cao. Qua thử nghiệm robot hoạt động khá ổn định và hiệu quả trong môi trường làm việc bình thường, phù hợp với thực tế tại bồn cỏ trên các đường phố.

 

Nhờ tính ứng dụng cao trong thực tế nên hiện đã có một số cá nhân, đơn vị doanh nghiệp liên hệ đặt mua sản phẩm này với giá khoảng 60 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nhà trường chưa nghiệm thu sản phẩm nên chưa chuyển giao được", ông Vinh cho biết thêm.

Nguồn: Tuoitre.vn

Số lượt đọc: 4009

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)