Tin KHCN trong nước
Mắt kính thông minh “chỉ đường” giúp xe ôm công nghệ (07/01/2019)
-   +   A-   A+   In  

Với giá thành chỉ từ 100 đến 200 nghìn đồng, mắt kính này có thể hiển thị thông tin giao thông giúp các tài xế xe ôm công nghệ tìm đường an toàn toàn hơn và không vi phạm luật giao thông. Sản phẩm này do hai bạn Trần Anh Khôi và Trịnh Minh Tuấn, sinh viên khoa Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sáng chế

Nói về lý do chế tạo sản phẩm, Trần Anh Khôi cho biết, hiện tại có rất nhiều ứng dụng chỉ đường, báo tình tình trạng ùn tắc giao thông mà trong đó phổ biến nhất là Google Map. Ngoài việc tìm đường, người dùng có thể sử dụng ứng dụng để xem đoạn đường bị kẹt xe hay không. Từ đó, họ sẽ lựa chọn lộ trình khác ít xe hơn.

 

Nếu người dùng đi xe hơi, họ có thể xem được chỉ dẫn ứng dụng bản đồ về đường đi tối ưu nhất để tránh ùn tắc khi đang lái xe. Nhưng nếu đi xe máy thì sẽ rất khó để vừa lái xe vừa cầm điện thoại xem chỉ dẫn.

 

“Thực tế thì tại Việt Nam vẫn có những người vừa đeo tai nghe để nghe chỉ dẫn bằng giọng nói đường đi và vừa lái xe máy, nhưng việc này vi phạm luật giao thông và có thể gây mất an toàn”- Khôi nói.

 

Từ vấn đề đó, Khôi và bạn mình là Trịnh Minh Tuấn cùng nhau đưa ra giải pháp hiển thị các thông tin giao thông trực tiếp lên mắt kính người dùng. Như vậy người dùng có thể vừa chạy xe vừa xem thông tin chỉ dẫn bản đồ, thông tin khi có người gọi điện/nhắn tin đến, thông tin tình trạng giao thông…

 

Sản phẩm của nhóm hướng tới người tham gia giao thông bằng xe gắn máy ở phân khúc bình dân. Vì thế nếu sản xuất hàng loạt, chiếc mắt kính sẽ có giá thành chỉ từ 100 đến 200 ngàn đồng.

 

Cấu tạo của mắt kính gồm phần thân chứa các chip xử lý và quai đeo. Phần mắt kính là một tấm kính trong suốt và đặt ở vị trí thuận lợi cho việc vừa theo dõi thông tin vừa quan sát đường đi của người sử dụng.

 

Trong thân mắt kính có một màn hình và sẽ chiếu thông tin trực tiếp lên tấm kính trong suốt. Mắt kính có khả năng kết nối bluetooth và wifi nên có thể hiển thị hầu như mọi thứ mà điện thoại thông minh hiển thị được.

 

“Hiện tại mắt kính đã có thể hoạt động tốt cho chức năng cơ bản là chỉ đường. Tuy nhiên phần cứng vẫn còn khá to nên đeo lên mắt sẽ không tiện dụng. Em đã có giải pháp khắc phục để kích thước mắt kính mỏng đi hai lần và sẽ bắt đầu làm lại mắt kính phiên bản tiếp theo”- Khôi cho biết.

 

Đối tượng mục tiêu ban đầu của nhóm là các bác tài xế công nghệ. Trịnh Minh Tuấn, thành viên nhóm cho biết, trong phiên bản tiếp theo của nhóm sẽ có thêm những tính năng như: hiển thị thông tin thời tiết và dự đoán nếu trời mưa sẽ nhắc người dùng mặc áo mưa, hiển thị đề xuất chạy xe với tốc độ bao nhiêu, tại con đường nào đó để đúng luật...

 

“Với tính toán giá thành chỉ 100 - 200 nghìn đồng, nhóm hoàn toàn tự tin là sản phẩm có thể thương mại hóa. Hiện tại nhóm đang nghiên cứu các ứng dụng tiếp theo để làm cho sản phẩm trở nên thông minh hơn”- Tuấn chia sẻ.

 

Theo PGS.TS Võ Đình Bảy, Trưởng khoa Công nghệ thông tin, ĐH HUTECH, sản phẩm của nhóm hoàn toàn có tính thực tế và khả năng thương mại hóa.

 

“Nếu trau chuốt hơn về kiểu dáng sản phẩm thì với mức giá 100-200 ngàn đồng hoàn toàn có thể thương mại hoá được”- TS Bảy chia sẻ.

 

Sản phẩm của nhóm đã xuất sắc đạt giải Nhì cuộc thi Lập trình Makerthon do Thành đoàn TP.HCM phối hợp với Công viên phần mềm Quang Trung tổ chức vào tháng 11/2018.

Nguồn: Khampha.vn

Số lượt đọc: 3580

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)