Tin KHCN nước ngoài
Màn hình đổi màu mô phỏng con mực có thể thúc đẩy sự phát triển của công nghệ LCD (02/10/2014)
-   +   A-   A+   In  

Từ lâu, các nhà khoa học đã ngạc nhiên trước khả năng của con mực trong việc cảm nhận màu sắc của môi trường xung quanh và sau đó biến đổi ngay lập tức màu sắc da của nó để hòa nhập vào môi trường. Vì thế, một số dự án đã cố gắng chế tạo vật liệu nhân tạo có khả năng đổi màu khi cần thiết giống như con mực. Một trong những nghiên cứu mới nhất do PGS. Stephan Link tại trường Đại học Rice dẫn đầu, cuối cùng có thể dẫn đến sự ra đời của màn hình LCD tiên tiến.


Công nghệ mới được phát triển, bao gồm một mẫu màn hình hiển thị đầy đủ màu sắc, kết hợp các điểm ảnh cỡ 5 micron2 làm từ các dãy thanh nano nhôm nhỏ để tạo nên màu đỏ rực, xanh lá cây và xanh da trời. Bằng cách điều chỉnh bằng điện tử cả độ dài của các thanh nano và khoảng cách giữa chúng, có thể thay đổi cách các thanh nano phản xạ ánh sáng và làm thay đổi màu sắc của mỗi điểm ảnh.

 

Bản thân các điểm ảnh có kích thước bằng khoảng 1/40 kích thước của các điểm ảnh thường được sử dụng trong màn hình LCD thông thường. Kỹ thuật lắng đọng chùm điện tử giúp hình thành các dãy gồm vài trăm thanh nano trong mỗi điểm ảnh. Trong nhiều dự án trước đây, các thanh nano này làm biến đổi màu sắc của màn hình, mặc dù chúng không được xếp hàng thẳng hàng, do đó, màu sắc tạo thành có xu hướng nhợt nhạt.

 

Các nhà nghiên cứu hy vọng công nghệ mới có thể được áp dụng để chế tạo màn hình LCD thế hệ mới dạng các tấm polime cỡ lớn, trong đó các dãy thanh nano sẽ thay thế chất nhuộm màu hiện đang được sử dụng. Chất nhuộm này mờ dần sau khi tiếp xúc với ánh sáng, nhưng đó sẽ không phải là trở ngại với hệ thống của trường Đại học Rice.

 

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu cách thức giúp màn hình có thể "nhìn thấy" màu sắc xung quanh và sau đó đổi màu cho phù hợp.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 10945

Về trang trước Về đầu trang