Tin KHCN trong nước
Công nghệ tách dầu dừa giúp tăng 25% giá trị sản phẩm (10/12/2018)
-   +   A-   A+   In  

Phương pháp ly tâm, không sử dụng nhiệt độ cao giúp cho việc tách chiết dầu dừa hiệu quả mà không mất đi thành phần dinh dưỡng quý.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học thực nghiệm, Viện Ứng dụng công nghệ đã nghiên cứu tách chiết dầu dừa tinh khiết thành công nhờ công nghệ không gia nhiệt.

Trước đây việc tách chiết thường phải xử lý ở nhiệt độ cao (trên 200 độ C) đã làm mất đi một lượng đáng kể thành phần dinh dưỡng trong dầu như các loại vitamin, axit béo (axit lauric, palmitic, oleic...).

Với công nghệ mới, dầu dừa được tách trực tiếp từ cùi dừa tươi, qua quá trình nghiền, ép, ly tâm.

Sản phẩm dầu dừa tách bằng công nghệ không gia nhiệt giới thiệu tại triển lãm Quốc gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức ngày 26-27/11 tại Hà Nội. Ảnh: Đoàn Nguyễn.

Sản phẩm dầu dừa tách bằng công nghệ không gia nhiệt giới thiệu tại triển lãm Quốc gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức ngày 26-27/11 tại Hà Nội. Ảnh: Đoàn Nguyễn.

Dầu dừa được sản xuất theo công nghệ ly tâm được gọi là dầu dừa nguyên chất hay dầu dừa tinh khiết (VCO). Công nghệ sản xuất VCO theo phương pháp không gia nhiệt đã và đang được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia có sản lượng dầu dừa lớn trên thế giới như Philippines, Indonesia...

Dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ không gia nhiệt đã đi vào hoạt động tháng 8/2017, tại Công ty TNHH Dừa Lương Quới với năng suất đạt 5.000.000 lít/năm (1.000 lít VCO/1 giờ) tương đương 15.000 trái dừa/giờ.Tỷ lệ thu hồi dầu đạt 99,92% hàm ẩm của dầu đạt 0,08%.

Nhờ đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất trên đã giúp nâng cao 25% giá trị cho sản phẩm dầu dừa tinh khiết khi xuất khẩu.

Cụ thể công nghệ mới đã nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm VCO từ trái dừa tăng trên 1.000 USD/ tấn sản phẩm (công nghệ ép lạnh 4.000USD/tấn, công nghệ mới trên 5.000 USD/ tấn). Doanh thu đạt 750 tỷ đồng/năm.

TS Nguyễn Phương giới thiệu hệ thống tách chiết dầu dừa.

TS Nguyễn Phương giới thiệu hệ thống tách chiết dầu dừa bằng công nghệ không gia nhiệt.

TS Nguyễn Phương, Trung tâm sinh học thực nghiệm cho biết, nhờ đổi mới công nghệ cho sản phẩm VCO, dừa Bến Tre đã có thị phần VCO trên trường quốc tế. Việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến giúp nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ trái dừa, hướng tới giảm xuất khẩu nguyên liệu thô của sản phẩm nông sản Việt.

Nhiệm vụ "Nghiên cứu chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt" thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các Chương trình khoa học và công nghệ có thể liên hệ: Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia:

Địa chỉ: Số 113 Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84.24) 3.5551.726 

Email: vpctqg@most.gov.vn                       

Website: http://www.vpctqg.gov.vn

 

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 3551

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)