Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu tổng hợp Hexametylentetramin (Hexamin, Urotropin) từ nguồn nguyên liệu Formaldehyde và Amoniac (04/12/2018)
-   +   A-   A+   In  

Hexametylentetramin (tên thường gọi là urotropin hay hexamin) là một sản phẩm của quá trình phản ứng ngưng tụ giữa formandehyt và amoniac.

Công thức hóa học là (CH2)6N4. Hexamin là một hợp chất hữu cơ, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như: chất đóng rắn cho nhựa phenolic, novolac, chế tạo nhựa nhiệt rắn dạng bột; nguyên liệu phụ quan trọng trong sản xuất keo ureformandehyt (được sử dụng tới 5%) để làm tăng độ bền cơ học và làm giảm hàm lượng formandehyt tự do của ván ép trong sản xuất đồ gỗ nội thất chất lượng cao; làm chất nở cho cao su, dùng làm chất phụ gia tăng bám dính giữa sợi mành và cao su; làm chất biến tính cho các loại sơn, nhựa khác; làm chất phụ gia cho các ngành dệt, nhuộm, vải, gia công giấy; chất ức chế chống ăn mòn kim loại; dùng làm chất sát trùng trong y tế, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, thú y; sản xuất viên khử trùng nước dùng trong quốc phòng; hexamine nitro hóa có thể dùng để sản xuất thuốc nổ; nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ các dẫn xuất amin,...

 

Sản lượng toàn thế giới hiện nay của hexamin khoảng 900 nghìn tấn/năm và tăng hàng năm khoảng 2-3%. Ở Việt Nam, lượng hexamin sử dụng trong các ngành công nghiệp rất lớn hàng nghìn tấn/năm và đang phải nhập khẩu hoàn toàn. Với khả năng ứng dụng rộng rãi của hexamin trong các ngành công nghiệp thì chắc chắn nhu cầu hexamin ở Việt Nam sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu chính để tổng hợp hexamin là formandehyt và amoniac rất sẵn có trong nước và là nguồn nguyên liệu có giá thành thấp.

 

Như vậy, việc nghiên cứu công nghệ tổng hợp hexamin từ những nguồn nguyên liệu trong nước là vấn đề mang tính cấp thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Hà cùng thực hiện nghiên cứu.

 

Qua thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: Đã tổng quan các quá trình tổng hợp hexamin, đánh giá nhu cầu thị trường trong nước; Trên cơ sở tổng quan tài liệu, thực tế sản xuất và khảo sát so sánh các phương pháp tổng hợp nhóm đề tài chọn phương pháp tổng hợp hexamin trong pha lỏng đồng pha (từ dung dịch formalin và dung dịch amoniac);

 

Đã nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ tổng hợp hexamin bao gồm:

 

- Tổng hợp:

 

Tổng hợp trong pha lỏng đồng pha; Nồng độ dung dịch formandehyt: 36-37%;

 

Nồng độ dung dịch amoniac: 25-29%; Tỷ lệ mol các chất phản ứng (amoniac : formandehyt) là 0,8 : 1,0 - 0,9 : 1,0; Nhiệt độ phản ứng: 50-60 độ C; Thời gian phản ứng: 1h; Nồng độ cô đặc dung dịch: 35-40% hexamin; Nhiệt độ làm lạnh dịch cô đặc: 20-25 độ C;

 

- Tinh chế sản phẩm

 

Tái kết tinh tinh thể hexamin bằng etanol; Nhiệt độ tái hòa tan: 50 độ C; Tỷ lệ thể tích hòa tan rắn: lỏng = 1,0 : 1,0; Nhiệt độ kết tinh lại: 20 - 25 độ C;

 

- Sấy sản phẩm

 

Phương pháp sấy: sấy chân không hoặc sấy thường có quạt gió; Nhiệt độ sấy: sấy chân không ở 70 độ C, sấy thường ở 105 độ C; Thời gian sấy: 3 giờ - 4 giờ;

 

Đã sản xuất thử nghiệm hexamin quy mô 3kg/mẻ, quy trình được tiến hành với độ ổn định và có độ lặp cao, hàm lượng hexamin đạt xấp xỉ 98%, hiệu suất thu hồi sản phẩm đạt 95%.

 

Đã phân tích các tính chất hóa lý đặc trưng của sản phẩm: - Hàm lượng hexamin trong mẫu thu được bằng phổ HPLC, kết quả thu được hàm lượng trên 98%; Các thông số hóa lý: điểm chảy: 280 độ C, điểm chớp cháy: 250 độ C, tỷ trọng:1,33;

 

Đã sản xuất thử nghiệm 15 kg sản phẩm hexamin đạt các tiêu chuẩn chất lượng đăng kí và có chất lượng tương đương hexamin kĩ thuật nhập từ Trung Quốc.

 

Đã đề xuất dây chuyền công nghệ sản xuất hexamin và tính toán sơ bộ chi phí sản xuất hexamin. Chi phí tạm tính cho 1kg sản phẩm hexamin là 15.500 đ/kg. Giá bán hexamin hiện tại trên thị trường là 19.000- 20.000 đồng/kg (chưa bao gồm VAT, vận chuyển).

Nguồn: Vista.gov.vn

Số lượt đọc: 4372

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)