Tin KHCN trong nước
Bộ KH-CN phê duyệt 3 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học sự sống (16/12/2018)
-   +   A-   A+   In  
Theo thông tin từ Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), Bộ đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đối với 3 đề tài thuộc Chương trình 562 – Lĩnh vực khoa học sự sống để tuyển chọn, bắt đầu thực hiện từ năm 2019.

 

Cụ thể, nhiệm vụ 1 sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài động vật có xương sống trên cạn đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ nghiên cứu khoa học và công tác bảo tồn.

 

Với nhiệm vụ 1, kết quả đạt được yêu cầu bộ cơ sở dữ liệu về động vật có xương sống (> 50 loài) đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam thuộc 4 lớp: lưỡng cư, bò sát, chim, thú; Hệ gien 10 loài động vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam đại diện cho 4 lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống ở trên cạn được đăng ký ở GenBank.
 

Ngoài ra, phương pháp và quy trình nghiên cứu phân loại và điều tra động vật có xương sống theo tiêu chuẩn quốc tế; Báo cáo đề xuất các giải pháp bảo tồn, nhân nuôi và quản lý bền vững nguồn gen của các loài đặc hữu, quý, hiếm dựa trên các kết quả thu được của đề tài.

 

Nhiệm vụ 2 bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của những loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

 

Yêu cầu đối với kết quả của nhiệm vụ này là danh lục trên 600 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm trong hệ thực vật Việt Nam; Bộ cơ sở dữ liệu chuẩn của 200 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam; Báo cáo đề xuất giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm; Biên soạn Atlat 100 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm có giá trị cao đối với khoa học ở Việt Nam.

 

Nhiệm vụ 3 gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài côn trùng đặc hữu ở Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

 

Ở nhiệm vụ này, yêu cầu kết quả cần đạt gồm danh lục của ít nhất 200 loài côn trùng đặc hữu của Việt Nam đã thu thập được trong thời gian thực hiện đề tài; Bộ dữ liệu chuẩn hóa về hình thái, sinh học phân tử (mã vạch ADN) phân bố của ít nhất 200 loài côn trùng đặc hữu ở Việt Nam đã ghi nhận được khi thực hiện đề tài; Báo cáo đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác hợp lý những loài côn trùng đặc hữu phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Nguồn: motthegioi

Số lượt đọc: 4108

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)